1Đau bắp chân là gì?

1Đau bắp chân là gì?

Đau bắp chân là tình trạng bắp chân đau nhức, thường xảy ra vào cuối ngày, sau khi bạn vận động mạnh hoặc tập các bài tập liên quan đến cơ chân.

Đối với một số người, đau bắp chân có cảm giác như đau âm ỉ, nhức hoặc nhói ở mặt sau của cẳng chân, đôi khi có cảm giác căng cứng.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Đau bắp chân là tình trạng bắp chân đau nhức, thường xảy ra vào cuối ngày hoặc sau khi vận động mạnh

2Các dấu hiệu đau bắp chân

Bắp chân bao gồm hai cơ – cơ bụng chân (gastrocnemius) và cơ dép (soleus), hai cơ này gặp nhau ở gân Achilles, gắn trực tiếp vào gót chân.

Đối với một số người sẽ có cảm giác bắp chân đau âm ỉ, một số người lại cảm thấy đau nhức hoặc đau nhói và sau đây là một số dấu hiệu bạn cần chú ý:

  • Chân nóng, đỏ, nhạy cảm, sưng tấy.
  • Cảm thấy lạnh hoặc tái ở chân, bàn chân hoặc ngón chân.
  • Ngứa ran hoặc tê ở bắp chân và chân.
  • Yếu chân đột ngột, khó khăn trong di chuyển.
  • Phù (giữ nước).

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Đau bắp chân có cảm giác như đau âm ỉ, nhức hoặc nhói ở mặt sau của cẳng chân

3Các nguyên nhân gây đau bắp chân

Chuột rút cơ

Chuột rút cơ bắp là hiện tượng co thắt đột ngột, đau đớn của cơ bắp, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, nhưng cơ bắp vẫn có thể cảm thấy đau trong nhiều giờ sau đó.

Chuột rút chân và đau cơ bắp chân vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến.

Nguyên nhân có thể do mất nước, tập thể dục, chấn thương và thiếu khoáng chất. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn như:

  • Suy tuyến giáp.
  • Nghiện rượu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Ảnh hưởng của thai kỳ.
  • Suy thận.

Ngoài ra, hiện tượng chuột rút cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu và statin.

Chuột rút cơ bắp là hiện tượng co thắt đột ngột, đau đớn của cơ bắp

Chuột rút cơ bắp là hiện tượng co thắt đột ngột, đau đớn của cơ bắp

Căng cơ

Căng cơ thường xảy ra do mệt mỏi, sử dụng sức quá mức. Việc bắt đầu một chế độ tập luyện mới hoặc tăng cường các bài tập liên quan đến cơ chân cũng có thể làm căng cơ.

Hiện tượng căng cơ thường xảy ra khi bạn tập một số bài tập như: chạy bộ, chạy xe đạp hoặc nâng tạ. Cơn đau do căng cơ khởi phát đột ngột, khiến bắp chân của bạn cảm thấy nhức nhối và phạm vi cử động bị hạn chế. Tình trạng căng cơ nặng hơn có thể dẫn đến hiện tượng rách cơ.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Căng cơ thường xảy ra do mệt mỏi, sử dụng quá mức hoặc sử dụng cơ không đúng cách

Viêm gân gót

Viêm gân gót hay gân Achilles là do sử dụng sức quá mức, gây áp lực trên gân Achilles, dẫn đến tình trạng viêm gót chân. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm: viêm gân, cảm giác đau đớn hoặc căng cứng ở bắp chân.

Khi bị viêm gót chân bạn có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản như: giảm mức độ hoạt động của cơ gót chân, dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả hoặc cơn đau của bạn trầm trọng hơn thì hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Viêm gót chân gây viêm gân, cảm giác đau đớn ở gót chân hoặc căng cứng ở bắp chân

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa khi cơ thể của bạn gặp các vấn đề với dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này kiểm soát các cơ ở cẳng chân và mặt sau của đầu gối. Nó có thể gây đau, tê và ngứa ran ở phần lưng dưới, kéo dài xuống chân đến bắp chân và các cơ khác.

Để xoa dịu cơn đau bắp chân cũng như đau cơ do đau thần kinh tọa gây ra bạn có thể sử dụng các phương pháp như:

  • Chườm nóng hoặc lạnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Vật lý trị liệu.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu.

Các vết bầm tím do của chấn thương, té ngã hoặc va đập làm cho các mao mạch bên dưới da vỡ ra, hình thành các vết bầm, chúng thường tự lành sau một khoảng thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn bị bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc vết bầm tím xuất hiện trở lại ở cùng một khu vực mà không bị thương, thì đây là một bất thường của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Dây thần kinh tọa kiểm soát các cơ ở cẳng chân và mặt sau của đầu gối

Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường (DPN) là một dạng tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến cơ chân và tay. Tình trạng này là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân có thể do lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài hoặc do di truyền, dẫn đến viêm và tổn thương dây thần kinh.

Đi khám bác sĩ thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường và có các triệu chứng của DPN. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu, làm giảm các triệu chứng đau bắp chân, đau cơ tay. Nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài dẫn đến viêm và tổn thương dây thần kinh

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) do các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân (bao gồm cả bắp chân), khiến cho vùng cơ tay, cơ bắp chân có hiện tượng đau nhức do máu không lưu thông.

Nhiều yếu tố và điều kiện có thể gây ra DVT, chúng có thể bao gồm:

  • Tiền sử bệnh cá nhân hoặc di truyền.
  • Hút thuốc.
  • Thừa cân/béo phì.
  • Thai kỳ.
  • Biến chứng từ các bệnh khác có liên quan.

Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Tĩnh mạch bị lộ rõ trong khu vực bị ảnh hưởng.
  • Xuất hiện hiện tượng sưng ở bàn chân, mắt cá chân hoặc chân.
  • Chuột rút.
  • Đau chân hoặc đau bắp chân.
  • Thay đổi màu da.
  • Tĩnh mạch trở nên cứng hoặc dày lên.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có cảm giác ấm hơn khi chạm vào so với vùng xung quanh.
  • Khu vực bị ảnh hưởng trở nên nhợt nhạt, hơi đỏ hoặc hơi xanh tùy thuộc vào màu da.

Khi phát hiện trên cơ thể có những triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sau bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay, vì hội chứng này khá nguy hiểm.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Huyết khối tĩnh mạch sâu do các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu

Hội chứng khoang

Hội chứng khoang là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều áp lực tích tụ trong cơ. Thông thường, hội chứng khoang xảy ra sau khi bạn bị chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, sử dụng steroid hoặc băng bó vết thương không đúng cách.

Hội chứng khoang được chia làm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Cơn đau liên quan đến hội chứng khoang cấp tính có thể làm nghiêm trọng hơn vết thương, các biểu hiện của hội chứng này bao gồm:

  • Cơn đau dữ dội không có dấu hiệu giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc.
  • Mất khả năng hoạt động ở các vùng cơ bị thương hoặc bị ảnh hưởng.
  • Căng hoặc đầy cơ nghiêm trọng.
  • Tê hoặc tê liệt, thường xuất hiện muộn hơn các triệu chứng khác nhưng có thể gây thương tích vĩnh viễn.

Nếu bạn có các triệu chứng của hội chứng khoang cấp tính thì phải được cấp cứu ngay lập tức.

Ở mức độ nhẹ hơn, mọi người cũng có thể mắc hội chứng khoang mãn tính, gây đau chân khi vận động. Cơn đau sẽ dừng lại khi ngừng tập thể dục, tuy nhiên nó cũng gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Gây cảm giác tê tái vùng cơ chân.
  • Khó cử động chân.
  • Cơ bắp chân lộ rõ, có thể nhìn thấy.

Đối với hội chứng khoang mãn tính, thì vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau, nếu vật lý trị liệu không giúp bạn cải thiện tình trạng thì có thể phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Hội chứng khoang xảy ra sau khi bạn bị chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, sử dụng steroid hoặc băng bó vết thương không đúng cách

Động mạch gặp vấn đề

Đau bắp chân cũng có thể do nguyên nhân là động mạch gặp các vấn đề như: hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho chân; khập khiễng động mạch gây đau khi đi bộ vì chuyển động này cần máu chảy đến cẳng chân.

Khi gặp các vấn đề về động mạch người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu khi nghỉ ngơi, nhưng cơn đau sẽ xuất hiện sau vài phút đi bộ. Bạn tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra để biết rõ tình trạng của mình nhé!

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Đau bắp chân cũng có thể do nguyên nhân là động mạch gặp các vấn đề

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là do ảnh hưởng của việc tổn thương các mô cân gan chân nằm ở dưới cùng của bàn chân gây nên.

Nếu cơ bắp chân quá căng, có thể dễ bị cân gan chân vì cơ bắp chân không thể nâng đỡ bàn chân. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau chân khi thức dậy và khó gập bàn chân.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm cân gan chân là đau chân khi thức dậy và khó gập bàn chân

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch mở rộng, thường phình ra từ chân, trông giống như dây thừng. Tình trạng này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch gặp vấn đề khiến máu chảy ngược lại.

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và có thể gây đau, nhói, chuột rút và nhức mỏi. Có thể do các nguyên nhân như:

  • Do tuổi tác.
  • Do di truyền (tiền sử gia đình có người bị giãn tĩnh mạch).
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Do ảnh hưởng của thai kỳ.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Người ít vận động cũng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Giãn tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch mở rộng, thường phình ra từ chân, trông giống như dây thừng

4Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Nếu không được xử lý kịp thời, đau bắp chân có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hơn:

  • Rách cơ.
  • Đau nhức bắp chân mạn tính.
  • Giảm cử động chi dưới.
  • Mất sức vận động cơ.
  • Thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Biến chứng tiểu đường gây tổn thương thần kinh và mạch máu.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Huyết khối từ tĩnh mạch chi dưới sẽ làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ ở phổi

5Cách chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất để xác định xem vấn đề có phải do cơ bị kéo hoặc căng hay không.

Nếu bác sĩ thấy rằng vấn đề nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm cơ xương khớp. Siêu âm cơ xương khớp là một trong những các xét nghiệm chẩn đoán đau bắp chân cơ bản và phổ biến hiện nay nhằm xác định nguyên nhân cơn đau.

6Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh do đau bắp chân bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài kiểm tra, chẩn đoán bệnh do đau bắp chân.

Các dấu hiệu khác chỉ báo nên tìm cách điều trị khẩn cấp cho đau bắp chân gồm:

  • Sốt hơn 38 oC.
  • Chân sưng, tái nhợt hoặc lạnh khi chạm vào.
  • Sưng đột ngột ở chân.

Một số nguyên nhân gây đau bắp chân khác cũng cần đến gặp bác sĩ, gồm:

  • Đau khi đi bộ.
  • Sưng chân không rõ nguyên nhân.
  • Đau ở tĩnh mạch.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc tại nhà.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh do đau bắp chân bạn nên đến thăm khám bác sĩ

Nơi khám đau bắp chân uy tín

Nếu có các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến ngay các phòng khácm chuyên khoa xương khớp hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình uy tín và nổi tiếng.

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quốc tế City, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Phòng khám Đa khoa Meditec, Bệnh viện Đa khoa Đông Đô, Bệnh viện Bạch Mai, Phòng khám Đa khoa Mediplus, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát,….

7Cách giảm đau bắp chân nhanh chóng

Đau cơ bắp chân thông thường

  • Bảo vệ: Quấn băng vải, thanh nẹp hoặc dụng cụ cố định vào bàn chân, mắt cá chân hoặc bắp chân để bảo vệ vết thương và cho phép các cơ được nghỉ ngơi.
  • Nghỉ ngơi: Tránh sử dụng cơ bắp chân quá nhiều.
  • Nước đá: Chườm túi nước đá bọc vải trong 10 đến 15 phút giúp giảm viêm.
  • Ép: Quấn bắp chân bằng băng co giãn hoặc mang vớ áp lực (compression stocking) để giảm sưng.
  • Nâng cao chân: Nâng cao chân trên gối để giúp thúc đẩy tuần hoàn và giảm sưng.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen, paracetamol, naproxen.
  • Vận động nhẹ nhàng: Động tác duỗi nhẹ có thể giúp giảm đau bắp chân.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Chườm đá là cách đơn giản để làm dịu cơn đau

Đau cơ bắp chân do mạch máu

Đối với đau bắp chân do các tình trạng như huyết khối tĩnh mạch sâu, hội chứng khoang hoặc bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, bạn sẽ cần đi khám bác sĩ và can thiệp y tế.

Tùy mức độ và tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc thuốc.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chânđau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Điều trị đau bắp chân do mạch máu cần sự hỗ trợ từ nhân viên y tế

8Các biện pháp phòng ngừa

  • Vận động nhiều hơn để giữ cho mắt cá chân và cơ bắp chân linh động thông qua các bài tập như kéo dài hoặc di chuyển khớp có thể giúp ngăn ngừa đau bắp chân.
  • Nghỉ ngơi giữa các hoạt động thể chất hoặc giữa các bài tập tạo điều kiện cho cơ bắp phục hồi và phát triển.
  • Khởi động/hạ nhiệt kết hợp khởi động trước khi tập luyện và hạ nhiệt sau khi tập luyện để nới lỏng các cơ và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
  • Chọn giày dép phù hợp để đảm bảo rằng đôi giày bạn mang trong khi tập thể dục có khả năng hỗ trợ cho bạn, đặc biệt nếu bạn chạy bộ để tập thể dục.
  • Bổ sung nước vì mất nước trực tiếp góp phần gây ra chuột rút cơ bắp. Bổ sung đầy đủ nước để ngăn ngừa chuột rút gây đau bắp chân.
  • Tăng từ từ cường độ tập: Nếu bạn chưa quen với một bài tập cụ thể hoặc bạn đang tăng cường độ tập luyện, hãy thực hiện một cách từ từ. Tăng mức độ hoạt động quá đột ngột có thể gây tổn thương.

đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau bắp chân

Khởi động trước khi vận động để tránh đau bắp chân

Hy vọng với những thông tin mà Nhà thuốc An Khang vừa chia sẻ về bệnh đau bắp chân có thể giúp bạn nắm thêm những thông tin hữu ích về bệnh này. Đừng quên chia sẻ những thông tin này đến người thân, bạn bè để cùng nhau sống vui, sống khỏe nhé!

Nguồn: Healthline, Medical News Today

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *