13 cách trị cao huyết áp tại nhà an toàn và những lưu ý khi huyết áp tăng

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách trị cao huyết áp tại nhà an toàn, hiệu quả nhé!

Xem nhanh

1. Tăng huyết áp là gì?
2. Triệu chứng tăng huyết áp
3. Cách trị tăng huyết áp tại nhà
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Ăn socola đen
  • Ăn thực phẩm giàu canxi
  • Hạn chế ăn muối
  • Hạn chế cafein

1Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch cao hơn so với mức bình thường. Có hai loại huyết áp:

  • Huyết áp tâm thu: chỉ số viết trước, là huyết áp khi tim co bóp. Ở người bình thường, huyết áp tâm thu không quá 120 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: chỉ số viết sau, là huyết áp khi tim giãn ra giữa hai lần co bóp. Ở người bình thường, huyết áp tâm trương không quá 80 mmHg.

Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo được tại phòng khám từ 140/90 mmHg trở lên.

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực của máu lên thành mạch.

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực của máu lên thành mạch.

2Triệu chứng tăng huyết áp

Hầu hết những người tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, cách duy nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên.

Tuy nhiên, trường hợp huyết áp tăng quá cao (180/120 mmHg hoặc cao hơn) có thể dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng như:

  • Nhức đầu dữ dội.
  • Đau ngực.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Chóng mặt.
  • Khó thở.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Mờ mắt hay tầm nhìn bị thay đổi.
  • Lo lắng, ù tai.
  • Chảy máu mũi.

Các triệu chứng khi huyết áp tăng quá cao.

Các triệu chứng khi huyết áp tăng quá cao.

3Cách trị tăng huyết áp tại nhà

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân làm tăng cholesterol của cơ thể, gây ra các thay đổi trong mạch máu, thận và các bộ phận khác. Cân nặng tăng dẫn đến huyết áp tăng. Kiểm soát cân nặng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn tránh xa tình trạng tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của Nurses’ Health cho thấy béo phì chiếm 40% trong các nguyên nhân gây ra béo phì. Số liệu này trong nghiên cứu Framingham Offspring là 78% ở nam giới và 65% ở nữ giới.[1]

Giảm cân giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp.

Giảm cân giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp tim khỏe và bơm máu mạnh hơn, từ đó giúp điều hòa huyết áp của cơ thể. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần duy trì việc tập thể dục hằng ngày và mỗi lần tập diễn ra ít nhất 30 phút.[2]

Tập thể dục đều đặn giúp điều hòa huyết áp.

Tập thể dục đều đặn giúp điều hòa huyết áp.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống giàu ngũ cốc, rau, trái cây, hạn chế chất béo và cholesterol có thể giảm huyết áp đến 11 mmHg.[3]

Để có được chế độ ăn uống lành mạnh có thể kiểm soát huyết áp, bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp DASH (chế độ ăn hạn chế muối, protein từ thịt đỏ và chất béo bão hòa).
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải (chế độ ăn hạn chế thịt đỏ, ăn nhiều chất béo chưa bão hòa và rau củ).

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp.

Ăn socola đen

Trong socola đen chứa các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa thông qua việc sản xuất ra các oxit nitric giúp làm giảm tình trạng hình thành các mảng bám trong lòng mạch, từ đó giúp mạch máu thư giãn và làm giảm huyết áp.

Socola đen có tác dụng chống oxy hóa.

Socola đen có tác dụng chống oxy hóa.

Ăn thực phẩm giàu canxi

Lượng canxi thấp là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Cung cấp canxi cho cơ thể giúp điều hòa huyết áp thông qua hệ thống renin-angiotensin-aldosteron, làm tăng thể tích mạch máu, qua đó làm giảm huyết áp.[4]

Các thực phẩm giàu canxi gồm:

  • Các loại hạt: hạt vừng, hạt chia,..
  • Các loại đậu: đậu rồng, đậu trắng tây,..
  • Các loại rau lá xanh: cải bó xôi, rau muống,…
  • Các loại hải sản: tôm, cua, cá,…
  • Sữa, phô mai.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi thường gặp.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi thường gặp.

Hạn chế ăn muối

Ăn nhiều muối làm ảnh hưởng khả năng lọc nước của thận, gia tăng lượng nước của cơ thể dẫn đến áp lực tác động lên thành mạch máu tăng gây tăng huyết áp.

Do đó, cần hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày kể cả người có huyết áp bình thường hay người bị tăng huyết áp. Chế độ muối tối ưu là dưới 1500 mg/ngày. [3]

Ăn nhiều muối làm huyết áp tăng cao.

Ăn nhiều muối làm huyết áp tăng cao.

Hạn chế cafein

Cafein khiến huyết áp tăng vọt trong thời gian ngắn do kích thích tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin. Ở những người sử dụng cafein thường xuyên có huyết áp trung bình cao hơn đối với những người không thường sử dụng cafein.[5]

Một số sản phẩm chứa hàm lượng cafein cao gồm:

  • Trà.
  • Cà phê.
  • Ca cao.
  • Soda.

Giảm cafein để cải thiện huyết áp.

Giảm cafein để cải thiện huyết áp.

Hạn chế rượu bia

Rượu bia tác động lên các cơ của mạch máu khiến mạch máu bị hẹp lại, tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Lượng rượu bia vừa phải ở người lớn được quy định:

  • Đối với nam giới, cần giới hạn không quá 2 ly/ngày.
  • Đối với nữ giới, cần giới hạn không quá 1 ly/ngày.

Nói không với rượu bia để điều trị tăng huyết áp.

Nói không với rượu bia để điều trị tăng huyết áp.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá đẩy nhanh quá trình xơ cứng thành mạch. Không chỉ vậy, các hóa chất có trong thuốc lá như nicotin, hắc ín, benzen,… còn gây ra các tổn thương cho mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.

Thuốc lá làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp.

Thuốc lá làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Thiếu ngủ thường xuyên khiến huyết áp của bạn tăng cao do tim và các mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách để có được giấc ngủ tốt như:

  • Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định trong ngày.
  • Tạo một không gian thoải mái cho cơ thể.
  • Giảm thời gian ngủ trưa.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn, thức uống gây kích thích như cafein, nicotin,…

Giấc ngủ tốt giúp điều hòa huyết áp.

Giấc ngủ tốt giúp điều hòa huyết áp.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng kéo dài gây kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, khiến nhịp tim tăng nhanh và mạch máu co lại làm tăng huyết áp. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể khiến bản thân dễ sa vào các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp như uống rượu bia, ăn các thức ăn nhanh chế biến sẵn,…

Căng thẳng gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Căng thẳng gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Ngồi thiền

Ngồi thiền là một hoạt động giúp giảm căng thẳng thông qua việc kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, làm giảm nhịp tim và hạ huyết áp.

Thường xuyên ngồi thiền giúp điều hòa huyết áp.

Thường xuyên ngồi thiền giúp điều hòa huyết áp.

Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà

Hầu hết các bệnh nhân bị tăng huyết áp đều không có triệu chứng rõ ràng. Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà giúp bệnh nhân chắc chắn rằng các thuốc đang sử dụng hay các biện pháp đang thực hiện đạt được hiệu quả tốt.[6]

Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để theo dõi hiệu quả điều trị.

Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để theo dõi hiệu quả điều trị.

4Khi nào cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu huyết áp tăng quá cao (trên 180/120 mmHg) và xuất hiện các triệu chứng như đau nhức đầu dữ dội, đau ngực, nhịp tim bất thường, lú lẫn,… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Trong trường hợp bạn chưa được chẩn đoán tăng huyết áp:

  • Đối với người từ 18 đến 39 tuổi, nên kiểm tra huyết áp định kỳ ít nhất hai năm một lần.
  • Đối với người từ 40 tuổi trở lên hoặc người từ 18 đến 39 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp cao, nên kiểm tra huyết áp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.[7]

Chẩn đoán

Tình trạng Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
Huyết áp bình thường nhỏ hơn 120 mmHg nhỏ hơn 80 mmHg
Tăng huyết áp 120 – 129 mmHg nhỏ hơn 80 mmHg
Tăng huyết áp độ 1 130 – 139 mmHg 80 – 89 mmHg
Tăng huyết áp độ 2 từ 140 mmHg trở lên từ 90 mmHg trở lên

Các bệnh viện uy tín

Nếu nhận thấy bản thân, người thân hay bạn bè có những triệu chứng của bệnh cao huyết áp, bạn có thể đến các chuyên khoa Tim mạch của một số bệnh viện, phòng khám uy tín như:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất,..
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Hữu Nghị,…

5Lưu ý khi bị tăng huyết áp

Uống thuốc đúng cách

Các biện pháp thay đổi lối sống không thể thay thế hoàn toàn trong việc điều trị cao huyết áp. Khi bị tăng huyết áp thì việc uống thuốc có thể phải duy trì đến cuối đời.

Do đó, bạn cần tuân thủ và uống thuốc đúng cách theo các hướng dẫn của bác sĩ để có được cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều bởi tăng huyết áp.

Lựa chọn thực phẩm cẩn thận

Ngoài muối và canxi, huyết áp cũng chịu ảnh hưởng bởi các chất khác có trong thực phẩm như các vitamin, chất đạm, kali, magie,….

Do đó, bạn cần phải lựa chọn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất cần thiết mà không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Bổ sung Kali

Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp cơ thể thông qua việc cân bằng hệ chất lỏng trong máu và ngăn chặn các tác động tiêu cực do natri gây ra. Kali có nhiều trong các loại trái cây và rau củ như chuối, khoai tây, đậu lăng,…

Các thực phẩm chứa nhiều Kali.

Các thực phẩm chứa nhiều Kali.

Liên hệ ngay với những người xung quanh hoặc bác sĩ khi cần thiết

Khi cơ thể có các triệu chứng của tăng huyết áp, bạn cần liên hệ ngay với những người xung quanh hoặc bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.

Xem thêm:

  1. Những lưu ý đặc biệt cho người cao huyết áp.
  2. Giấm táo có giúp điều trị bệnh tăng huyết áp không?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cao huyết áp và các cách điều trị cao huyết áp tại nhà an toàn. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng đọc nhé!

Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Medicalnewstoday

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *