14 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên lưu lại ngay

Tuổi tác gia tăng cũng như tiền sử gia đình có người bị đột quỵ là những thứ không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ khác mà bạn có thể kiểm soát, miễn là bạn biết về chúng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhé!

Xem nhanh

1. Các thói quen phòng ngừa đột quỵ
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh
  • Tiêu thụ thức ăn và đồ uống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thường xuyên vận động
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Theo dõi huyết áp
  • Khám – kiểm tra chức năng tim mạch
  • Điều trị bệnh tiểu đường

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng cơ thể thiếu máu lưu thông lên não do huyết khối gây tổn thương – tắc mạch máu. Đây là căn bệnh cần “chạy đua với thời gian”, vì thế, phải có thái độ xử lý đúng cách, kịp thời, chữa trị nhanh chóng, bệnh nhân mới có thể vượt qua được cơn nguy kịch.

1Các thói quen phòng ngừa đột quỵ

Duy trì lối sống khỏe mạnh

Nhiều cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa thông qua việc thay đổi sang lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát các tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây và cân nhắc áp dụng vào cuộc sống hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe tim mạch:

  • Giữ huyết áp, mỡ máu và lượng đường trong máu trong phạm vi lành mạnh để giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ não.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ.
  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh phù hợp với bạn, ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, phù hợp với khả năng gắng sức của bản thân.
  • Quản lý tình trạng căng thẳng của bản thân. (Tránh căng thẳng, thức khuya, suy nghĩ nhiều, lo âu, lạm dụng rượu bia.)
  • Bỏ hút thuốc.
  • Duy trì nhiệt độ điều hòa từ 20 – 23.3 độ C vào mùa đông và 26 – 28 độ C vào mùa hè. Tránh để cơ thể bị sốc nhiệt đột ngột, điều này sẽ gây co hoặc giãn mạnh các mạch máu lên não dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ. [1]

Khám bác sĩ định kì giúp kiểm soát tình trạng sức khoẻ

Khám bác sĩ định kì giúp kiểm soát tình trạng sức khoẻ

Tiêu thụ thức ăn và đồ uống lành mạnh

Lựa chọn các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ. Mọi người nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống vì giúp bổ sung kali, hỗ trợ ổn định huyết áp.

Đặc biệt, mọi người hay lầm tưởng ăn nhiều trái cây sẽ tốt nhưng tiêu thụ quá nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây ngọt, làm dư thừa fructose, chất này sẽ thoái hoá tại gan thành lipid và gây stress đường huyết cho tuỵ.

Việc ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, cholesterol và giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao. Hơn nữa, việc hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn của bạn cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Bạn nên biết rằng, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp là 2 nguyên nhân hàng đầu làm tăng khả năng bị đột quỵ. [1]

Nên ăn nhiều rau xanh, rau củ để hỗ trợ ổn định huyết áp

Nên ăn nhiều rau xanh, rau củ để hỗ trợ ổn định huyết áp

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, vì thế mọi người nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Để xác định cân nặng của bạn có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không, bác sĩ thường tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn. Ngoài ra, các bác sĩ đôi khi cũng sử dụng thêm số đo vòng eo và hông để đo lường. [1]

Duy trì cân nặng hợp lý giảm nguy cơ đột quỵ

Duy trì cân nặng hợp lý giảm nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên vận động

Các hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì mức cân nặng khỏe mạnh và giảm mức cholesterol cũng như huyết áp.

Đối với người lớn, các bác sĩ khuyến cáo nên dành khoảng 30 phút tập thể dục với cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh hàng tuần. Trẻ em và thanh thiếu niên thì nên dành ra khoảng 1 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày.

Tuy nhiên, khi trời quá nắng, bạn nên hạn chế ra ngoài đường tập thể dục hay làm việc trong khung giờ từ 10 – 16 giờ. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đội mũ nón rộng vành, dùng dù khi di chuyển dưới trời nắng.

Người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, đang mắc bệnh tim mạch, đã từng bị đột quỵ không nên ra nắng sau 10 giờ sáng, cũng như không làm việc hay vận động gắng sức vào mùa nóng. [1]

Thường xuyên vận động giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ

Thường xuyên vận động giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ

Không hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể khả năng bị đột quỵ. Nó làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông theo một số cách khác nhau, làm đặc máu và làm tăng lượng mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch.

Nếu bạn hút thuốc, việc bỏ thuốc sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý những cách giúp bạn bỏ thuốc lá từ từ và hiệu quả, như sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ cai thuốc lá. [1]

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ

Hạn chế uống rượu

Bạn nên hạn chế uống quá nhiều rượu do nó có thể làm tăng huyết áp, từ đó gia tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đàn ông nên dùng ít hơn 2 lon bia 5%, 300ml/ ngày, còn phụ nữ nên dùng ít hơn 1 lon bia 5%, 300ml/ ngày. Tùy loại rượu, bia có nồng độ cồn cao hơn mà lượng (ml) sẽ giảm lại.

Ngoài ra, bạn nên uống khoảng 2 lít nước/ngày để tránh mất nước và cải thiện huyết áp. Tình trạng thiếu nước trong cơ thể có thể dẫn đến tăng tiết hormon chống bài niệu vasopressin. Lượng vasopressin cao làm cho các mạch máu co lại, dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ bị đột quỵ.

Tuy nhiên, người có bệnh nền nên cân nhắc uống theo cân nặng, đặc biệt là người bệnh tim, bệnh thận mạn cần phải có chế độ kiểm soát nước uống vào nghiêm ngặt. Người bình thường nên uống khoảng 30 – 40ml/kg cân nặng. [1]

Uống rượu nhiều làm tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Uống rượu nhiều làm tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Theo dõi huyết áp

Huyết áp cao thường là một tình trạng bệnh lý lâu dài với ít hoặc không có triệu chứng, vì vậy, hãy đảm bảo kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Hãy nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ để nắm được tần suất kiểm tra huyết áp trong ngày của mình. Bạn có thể kiểm tra huyết áp tại nhà, tại phòng khám hoặc tại hiệu thuốc.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, đề xuất một số thay đổi trong lối sống hoặc khuyên bạn nên chọn các loại thực phẩm có lượng natri (muối) ít hơn. [1]

Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát bệnh

Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát bệnh

Khám – kiểm tra chức năng tim mạch

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều khiến cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông này sau đó có thể di chuyển lên não, gây ra đột quỵ.

Rung tâm nhĩ gia tăng khả năng bị đột quỵ lên gấp 5 lần và cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Các bác sĩ có thể đề nghị bạn cần điều trị y tế bằng thuốc hoặc phẫu thuật. [1]

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều khiến cục máu đông hình thành trong tim

Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều khiến cục máu đông hình thành trong tim

Điều trị bệnh tiểu đường

Nếu bác sĩ kiểm tra thấy bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, họ có thể khuyên bạn nên đi xét nghiệm máu. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.

Ngoài việc kê đơn thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như hoạt động thể chất nhiều hơn hoặc lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Những hành động này sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm nguy cơ đột quỵ. [1]

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

2Các thực phẩm phòng ngừa đột quỵ

Trái cây và rau

Việc tăng lượng trái cây và rau trong chế độ ăn uống của bạn là một cách để giảm lượng cholesterol, chất béo bão hòa và natri trong khi vẫn khiến bạn no lâu.

Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là tốt nhất đối với những người mắc các bệnh tim mạch. Nó tập trung vào mục tiêu hạn chế lượng thịt đỏ, ăn nhiều chất béo chưa bão hòa và nhiều rau quả. Các nhóm thực phẩm khuyến cáo ăn trong chế độ ăn này như sau:

  • Nhóm nên ăn nhiều: Rau cải xanh, cải xoăn, các loại hạt, cà rốt, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hải sản, dầu ô liu, quả bơ,…
  • Nhóm nên ăn vừa: Các loại thịt gia cầm, trứng, sữa phô mai, sữa chua,…
  • Nhóm nên hạn chế: Thịt bò, heo, dê, cừu…
  • Không nên ăn: Những loại nước uống có đường, thịt chế biến sẵn,…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp giảm lượng cholesterol

Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp giảm lượng cholesterol

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là chất béo không bão hòa (loại chất béo lành mạnh) giúp làm tăng mức cholesterol – HDL trong máu. Nó cũng đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa đột quỵ.[2]

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất khoảng 170g cá béo mỗi tuần, có thể bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích [3]. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết bạn cần bao nhiêu omega-3 trong chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm: Thực phẩm giàu omega 3 bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất khoảng 170g cá béo mỗi tuần

Khuyến nghị mọi người nên ăn ít nhất khoảng 170g cá béo mỗi tuần

Thực phẩm giàu kali

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ một lượng kali cao hơn có liên quan đến việc giảm 24% nguy cơ đột quỵ.[4]

Người trưởng thành trung bình cần khoảng 4700mg/ngày. Bạn hoàn toàn có thể cung cấp đủ kali cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một vài loại thực phẩm giàu kali bạn có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của mình:

  • Mơ khô chứa 1511mg kali, tương đương với 32% nhu cầu kali hàng ngày.
  • Chuối chứa 422mg kali, tương đương khoảng 9% nhu cầu hàng ngày.
  • Một cốc bơ xay nhuyễn chứa khoảng 1116mg kali, tương đương khoảng 24% nhu cầu hàng ngày.
  • Một củ khoai tây còn nguyên vỏ, cỡ trung bình chứa khoảng 20% nhu cầu kali hàng ngày.

Xem thêm: Thực phẩm chứa nhiều Kali

Thực phẩm giàu kali giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ

Thực phẩm giàu kali giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ

Thực phẩm giàu magie

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung nhiều magie hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ [5]. Magie có thể làm giảm huyết áp bằng cách giảm nồng độ canxi trong tế bào để giãn các tế bào cơ trơn và mở rộng mạch máu, nó khá hữu ích trong việc điều chỉnh sự co cơ và giữ nhịp tim đều đặn.

Nhu cầu magie đối với một người trưởng thành là khoảng 350 – 400 mg/ngày. Dưới đây là 4 loại thực phẩm giàu magie bạn có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của mình:

  • Hạt điều: khoảng 28g (1 ounce) đã chứa 74mg magie, chiếm 23% lượng magie được khuyến nghị trong chế độ ăn của phụ nữ và khoảng 18% đối với nam giới.
  • Rau chân vịt (rau bina): 1 chén rau bina luộc chứa 157mg magie , gần 50% lượng magie được khuyến nghị trong chế độ ăn cho phụ nữ và 37% cho nam giới.
  • Hạt bí: chỉ 28g (1 ounce) hạt khô này cung cấp tới 168mg magie, đáp ứng khoảng 53% nhu cầu hàng ngày cho phụ nữ và khoảng 40% cho nam giới.

Xem thêm: Những loại thực phẩm chứa magie tốt cho sức khỏe

Magie là khoáng chất quan trọng giúp ổn định nhịp tim

Magie là khoáng chất quan trọng giúp ổn định nhịp tim

Thực phẩm chứa lycopene

Lycopene là một chất dinh dưỡng thực vật thuộc họ caroten. Nó cũng như các loại caroten khác, có lợi ích chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Chất chống oxy hóa này đã được chứng minh là làm giảm khả năng bị đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy nam giới trong khoảng 46 – 65 tuổi và có nồng độ lycopene trong huyết thanh cao nhất có khả năng bị đột quỵ thấp hơn từ 55 – 59% so với nam giới ở nhóm thấp nhất.[6]

Nhìn chung, bạn có thể nhận ra một loại trái cây hoặc rau củ có lượng lycopene dồi dào thông qua màu sắc của nó. Do lycopene là chất mang lại sắc tố hồng hoặc đỏ cho những thực phẩm này.

Lycopene giúp chống oxy hoá, chống viêm, giảm nguy cơ đột quỵ

Lycopene giúp chống oxy hoá, chống viêm, giảm nguy cơ đột quỵ

3Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Có nhiều người bỏ qua các dấu hiệu đột quỵ vì họ nghi ngờ liệu các triệu chứng của họ có thật hay không. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan chờ đợi nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Nếu có các dấu hiệu đột quỵ, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm:

  • Yếu ở một bên cơ thể.
  • Tê, yếu hoặc liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân.
  • Đau đầu bất thường và dữ dội.
  • Mất thị lực.
  • Bước đi không vững.
  • Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

Nếu có triệu chứng đột quỵ, người bệnh và người thân cần hành động nhanh chóng

Nếu có triệu chứng đột quỵ, người bệnh và người thân cần hành động nhanh chóng

Chẩn đoán

Khi bạn lần đầu tiên đến bệnh viện với nghi ngờ bị đột quỵ, bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các triệu chứng của bạn. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để xác nhận chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây đột quỵ bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để biết mức cholesterol và lượng đường trong máu.
  • Kiểm tra mạch của bạn xem nhịp tim có đều không.
  • Đo huyết áp.
  • Chụp CT hoặc chụp MRI.
  • Kiểm tra khả năng nuốt.
  • Siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim.

Xét nghiệm máu là một trong các bước chẩn đoán nguyên nhân đột quỵ

Xét nghiệm máu là một trong các bước chẩn đoán nguyên nhân đột quỵ

Các bệnh viện đa khoa uy tín

Bạn có thể tham khảo các bệnh viện uy tín có chuyên khoa Tim mạch dưới đây khi phát hiện các triệu chứng:

  • TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…

Xem thêm:

  • Phân biệt điểm khác nhau giữa đột quỵ và đột tử.
  • Những di chứng sau đột quỵ không phải ai cũng biết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về các cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và lối sống sinh hoạt lành mạnh để tránh các bệnh nền và giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Theo TTV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *