4 dấu hiệu viêm tai trong (viêm mê đạo tai) bạn cần chú ý

Viêm tai trong là tình trạng tai trong bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của bạn. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm virus và có thể tự khỏi trong vòng vài tuần. Vậy những dấu hiệu viêm tai trong là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xem nhanh

1. Chóng mặt
2. Mất thăng bằng
3. Ù tai
4. Mất thính lực
5. Khi nào gặp bác sĩ?
  • Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
  • Chẩn đoán bệnh viêm tai trong
  • Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

Viêm mê đạo tai là một tình trạng viêm nhiễm ở tai trong. Tình trạng bệnh lý này có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn và giảm hoặc mất thính giác. Hai dây thần kinh tiền đình ở tai trong gửi thông tin đến não bộ của bạn để định hướng không gian và kiểm soát thăng bằng. Khi thần kinh này bị viêm sẽ dẫn đến viêm tai trong (viêm mê đạo).

1Chóng mặt

Các triệu chứng của viêm tai trong bắt đầu nhanh chóng và dữ dội trong vài ngày đầu. Chúng có thể giảm sau đó, nhưng tiếp tục xuất hiện khi bạn di chuyển đầu đột ngột. Bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt, đặc trưng bởi cảm giác thấy mọi thứ xung quanh mình đang quay. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng nhiều đến việc lái xe, làm việc và các hoạt động khác.

4-dau-hieu-viem-tai-trong-ban-can-chu-y-1

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến của viêm tai trong

2Mất thăng bằng

Bệnh nhân có thể cảm thấy mất thăng bằng và không đứng vững. Người bệnh thường không thể đứng thẳng hoặc đi trên một đường thẳng. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy mất thăng bằng

Người bệnh thường xuyên cảm thấy mất thăng bằng

3Ù tai

Triệu chứng ù tai của viêm tai trong đặc trưng bởi tiếng chuông hoặc tiếng vo ve bên trong tai của bạn. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay khi thức dậy buổi sáng, hoặc chúng có thể xảy ra đột ngột trong ngày.

4-dau-hieu-viem-tai-trong-ban-can-chu-y-3

Người bệnh nghe thấy tiếng ồn hoặc tiếng vù vù bên trong tai

4Mất thính lực

Bệnh có thể gây mất thính giác khi nghe tần số cao ở một bên tai. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể gây ra biến chứng mất thính giác vĩnh viễn. Các triệu chứng thường sẽ giảm bớt sau vài ngày.

Bệnh viêm tai trong có thể làm giảm hoặc mất thính lực

Bệnh viêm tai trong có thể làm giảm hoặc mất thính lực

5Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm tai trong, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân hoặc kê đơn thuốc cho bạn để giảm các triệu chứng như sưng, nôn, buồn nôn, chóng mặt,…

Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Ngất xỉu.
  • Co giật.
  • Nói lắp.
  • Sốt.
  • Yếu hoặc tê liệt.
  • Nhìn đôi (song thị).
  • Các triệu chứng ngày càng nặng hơn hoặc triệu chứng của viêm mê đạo không được cải thiện sau 1 tuần.
  • Mất thính giác đột ngột ở 1 bên tai.

Gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời

Gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời

Chẩn đoán bệnh viêm tai trong

Trong một số trường hợp, khi khám tai biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, vì vậy đánh giá thần kinh nên được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát.

Các triệu chứng của viêm tai trong có thể giống với triệu chứng của các bệnh lý khác. Những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Đo thính lực.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) ghi lại hình ảnh cấu trúc sọ não của bạn có thể hữu ích.
  • Đo điện não đồ (EEG).
  • Đo điện động nhãn đồ (ENG) để kiểm tra chuyển động của mắt.

Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Xem thêm: 3 nguyên nhân viêm tai giữa có thể bạn chưa biết

Người mắc bệnh viêm tai trong có thể bị các di chứng như mất thính giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị và can thiệp kịp thời. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người nhé!

Nguồn: NHS, family doctor, PubMed, BetterHealth, Healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *