5 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bạn cần phải lưu ý

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viết tắt là GERD) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi axit dạ dày liên tục chảy ngược vào ống nối giữa miệng và dạ dày (thực quản). Dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản.

Hầu hết mọi người có thể kiểm soát tình trạng bệnh GERD bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Béo phì.
  • Thai kỳ.
  • Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì.

Các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit bao gồm:

  • Hút thuốc.
  • Ăn nhiều bữa hoặc ăn khuya.
  • Ăn một số loại thực phẩm chẳng hạn như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào và thực phẩm giàu chất béo.
  • Uống một số đồ uống kích thích dạ dày, chẳng hạn như rượu hoặc cà phê
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, corticoid.

1Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Ợ chua là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát ở giữa ngực do axit dạ dày gây ra kích ứng niêm mạc thực quản.

Tình trạng bỏng rát này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nặng hơn sau khi ăn. Đối với nhiều người, chứng ợ nóng trầm trọng hơn khi họ nằm nghiêng, điều này khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, kéo theo các tình trạng như mất ngủ, nóng nảy, dễ cáu gắt.

Tuy nhiên, chứng ợ nóng thường có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để tìm hiểu tình trạng bệnh và nghe tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn.

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng là những triệu chứng rất thường gặp trong trào ngược dạ dày

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng là những triệu chứng rất thường gặp trong trào ngược dạ dày

2Buồn nôn, nôn

Những người bị trào ngược dạ dày thường cảm thấy có vị chua trong miệng do axit dạ dày. Khó tiêu, buồn nôn và nôn cũng là các triệu chứng thường gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tình trạng này gây ra do axit dạ dày và các chất trong thức ăn chưa được tiêu hóa trào ngược và gây kích thích thực quản.

Những người bị trào ngược dạ dày rất hay gặp tình trạng nôn, buồn nôn

Những người bị trào ngược dạ dày rất hay gặp tình trạng nôn, buồn nôn

3Đau tức ngực vùng thượng vị

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới – một vòng cơ ngăn cách thực quản và dạ dày không thể đóng chặt sau khi bạn đã ăn thức ăn.

Vòng cơ này không hoạt động bình thường, cụ thể là không thể đóng chặt khiến cho axit dạ dày và các mảnh thức ăn trào ngược lên thực quản sẽ gây ra các cơn đau tức ngực.

Đau tức ngực vùng thượng vị có thể xuất hiện ở bệnh nhân trào ngược dạ dày

Đau tức ngực vùng thượng vị có thể xuất hiện ở bệnh nhân trào ngược dạ dày

4Ho và khàn giọng

GERD là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài. Ho mạn tính có thể do trào ngược axit hoặc trào ngược dịch dạ dày. Một số dấu hiệu ho mạn tính có thể do GERD gây ra bao gồm:

  • Ho chủ yếu vào ban đêm hoặc sau bữa ăn.
  • Ho xảy ra khi bạn đang nằm.
  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Ho không kèm theo hen suyễn hoặc chảy dịch mũi sau hoặc khi chụp X-quang ngực bình thường.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ho dai dẳng và khàn giọng

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ho dai dẳng và khàn giọng

5Khó nuốt và đau khi nuốt

Các triệu chứng GERD xảy ra khi có sự bất thường của chức năng cơ thể giúp giữ axit trong dạ dày. Điều này khiến lớp niêm mạc thực quản bị kích ứng, lâu dài sẽ hình thành các mô sẹo gây hẹp thực quản khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

Hiện tượng khó nuốt hay đau khi nuốt do các tổn thương ở thực quản gây ra. Nếu không có hướng điều trị hợp lý dễ phát triển thành tình trạng Barrett dạ dày – bệnh lý có nguy cơ cao phát triển thành ung thư dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản gây khó nuốt và đau khi nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản gây khó nuốt và đau khi nuốt

6Các yếu tố tăng nguy cơ trào ngược dạ dày

Lối sống và các bệnh lý liên quan có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, bao gồm:

  • Béo phì.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người mắc bệnh rối loạn mô liên kết.
  • Hút thuốc lá, nghiện rượu.
  • Có thói quen nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Ăn nhiều các sản phẩm chiên hoặc có vị chua.
  • Uống một số loại đồ uống như soda, cà phê.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như aspirin hoặc ibuprofen.

Lối sống và các bệnh lý liên quan có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh

Lối sống và các bệnh lý liên quan có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh

7Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau ngực, đặc biệt nếu có kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau hàm hoặc cánh tay.

Đây có thể là những dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim dễ nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng của trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hoặc thường xuyên hơn.
  • Dùng thuốc không kê đơn cho chứng ợ nóng nhiều hơn hai lần một tuần và không thấy bệnh thuyên giảm.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng bất thường

Hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng bất thường

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày

Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để chẩn đoán GERD bao gồm:

  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa.
  • Nội soi (kiểm tra bên trong thực quản).
  • Xét nghiệm axit lưu động (pH) (theo dõi lượng axit trong thực quản).
  • Đo sự di chuyển của các chất trong thực quản.

Xét nghiệm axit lưu động là một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm axit lưu động là một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:

  • Tại TP HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Bạch Mai,…

ệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!

Nguồn: Healthline, Mayoclinic

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *