9 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt có thể bạn chưa biết

Bàng quang tăng hoạt gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện các bài tập cho bàng quang cũng như cơ sàn chậu. Cùng tìm hiểu các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt qua bài viết này nhé!

Xem nhanh

1. Bài tập Kegel
2. Kỹ thuật phản hồi sinh học
3. Tập luyện bàng quang
4. Kích thích điện
5. Bài tập nón âm đạo
6. Bài tập bóp bóng sàn chậu
7. Bài tập Lunges
8. Bài tập kích hoạt vùng chậu
9. Bài tập nâng đầu gối
10. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng co bóp và hoạt động quá mức của bàng quang (OAB) do những rối loạn trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu của gây ra. Người bệnh có cảm giác mắc tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm khó kiểm soát ngay cả khi lượng nước tiểu không nhiều.

Tuy bệnh bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến tâm lý khó chịu, bức bối nếu không có biện pháp điều trị sớm.

1Bài tập Kegel

Các bài tập Kegel có thể tăng cường sức mạnh và cải thiện khả năng kiểm soát của các cơ ở bàng quang.

Bài tập Kegel được thực hiện đơn giản bằng cách:

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế chống 2 tay và đầu gối trên thảm giống như một cái bàn.
  • Bước 2: Nhờ người kéo hai chân bạn ra trong lúc bạn siết cơ đùi trong và siết chặt cơ sàn chậu trong 3 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần để bài tập đạt hiệu quả.

Siết chặt các cơ ở vùng sàn chậu có cảm giác như bạn đang làm động tác nhịn tiểu

Siết chặt các cơ ở vùng sàn chậu có cảm giác như bạn đang làm động tác nhịn tiểu

2Kỹ thuật phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là một kỹ thuật có thể giúp các bài tập Kegel hiệu quả hơn khi sử dụng đồ thị máy tính và tín hiệu âm thanh để xác định chính xác nhóm cơ cần siết trong các bài tập Kegel. Từ đó, giúp điều chỉnh nếu bạn đang co sai các cơ để có bài tập chính xác và kết quả tốt hơn.

Nói cách khác, kỹ thuật phản hồi sinh học hỗ trợ bạn thực hiện bài tập Kegel hiệu quả và chính xác hơn.

Kết hợp kỹ thuật phản hồi sinh học giúp các bài tập Kegel hiệu quả hơn

Kết hợp kỹ thuật phản hồi sinh học giúp các bài tập Kegel hiệu quả hơn

3Tập luyện bàng quang

Tập luyện bàng quang giúp giữ được lượng nước tiểu nhiều hơn trước khi thải ra ngoài. Điều này có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

  • Bước 1: Hãy xác định tần suất bạn đi vệ sinh (tiểu tiện) trong một ngày bao nhiêu lần.
  • Bước 2: Sau đó hãy rèn luyện bàng quang bằng cách đợi càng lâu càng tốt giữa các lần đi vệ sinh. Bạn sẽ có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh, sau vài tuần luyện tập.

Tập luyện bàng quang có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt quang

Tập luyện bàng quang có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt quang

4Kích thích điện

Phương pháp kích thích điện nếu được người bệnh kiên trì thực hiện thì theo thời gian có thể giúp tăng cường sức khỏe của các cơ ở bàng quang.

Trong kỹ thuật này, một dây điện tạm thời hoặc điện cực cấy ghép được sử dụng để truyền các xung điện đến bàng quang giúp cho các cơ xung quanh khu vực bàng quang co lại. Theo thời gian, sức mạnh và khả năng kiểm của cơ bàng quang được tăng lên.

Kỹ thuật kích thích điện giúp tăng cường cơ vùng sàn chậu hiệu quả

Kỹ thuật kích thích điện giúp tăng cường cơ vùng sàn chậu hiệu quả

5Bài tập nón âm đạo

Bài tập nón âm đạo giúp tập luyện cho các cơ vùng sàn chậu, giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên hãy đặt một hình nón bên trong âm đạo của bạn rồi siết cơ sàn chậu của bạn.
  • Bước 2: Nâng nó lên Sau khi bạn có thể siết và giữ các hình nón mà không thấy quá khó chịu, bạn có thể nâng hình nón nặng hơn để tăng cường rèn luyện.

Cơ sàn chậu của bạn sẽ tăng cường trong suốt quá trình tập bài tập nón âm đạo

Cơ sàn chậu của bạn sẽ tăng cường trong suốt quá trình tập bài tập nón âm đạo

6Bài tập bóp bóng sàn chậu

Bài tập bóp bóng sàn chậu siết chặt đồng thời cơ đùi trong, cơ bụng và các cơ vùng sàn chậu. Từ đó, sức mạnh và sức chịu đựng của các cơ này được tăng cường, giúp kiểm soát bàng quang để hỗ trợ chữa bàng quang tăng hoạt.

Cách thực hiện bài tập vô cùng đơn giản với các bước như sau:

  • Bước 1: Nằm trên thảm và đặt quả bóng giữa hai đùi.
  • Bước 2: Siết chặt cơ đùi trong và cơ ở vùng sàn chậu để kẹp chặt quả bóng giữa hai chân trong 10 giây. Lặp lại động tác bóng sàn chậu 10 đến 15 lần để đạt hiệu quả trong việc rèn luyện cơ sàn chậu.

Cơ sàn chậu của bạn sẽ tăng cường trong suốt quá trình tập bài tập nón âm đạo

Cơ sàn chậu của bạn sẽ tăng cường trong suốt quá trình tập bài tập nón âm đạo

7Bài tập Lunges

Bài tập Lunges là bài tập hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bụng, cơ đùi và các cơ vùng sàn chậu. Điều này sẽ vô cùng hiệu quả và giúp ích cho việc cải thiện bàng quang bị tăng hoạt.

  • Bước 1: Đứng với tư thế hai chân mở rộng bằng hông, sau đó một chân bước về phía sau hạ xuống, gót chân phải hướng lên.
  • Bước 2: Đầu gối chân trước phải hơi khụy xuống và đảm bảo không vượt quá mũi chân để tránh tổn thương khớp gối. Lặp lại động tác này 10 lần để đạt kết quả tối ưu.

Nguyên tắc khi tập bài Lunges là đảm bảo cơ bụng được siết chặt và đầu gối không vượt mũi chân

Nguyên tắc khi tập bài Lunges là đảm bảo cơ bụng được siết chặt và đầu gối không vượt mũi chân

8Bài tập kích hoạt vùng chậu

Bài tập kích hoạt vùng chậu giúp cải thiện sức khỏe của các cơ vùng sàn chậu, hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt. Cách thực hiện bài tập kích hoạt vùng chậu vô cùng đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1: Đặt dây kháng lực xung quanh đùi trên và hai bàn chân lại với nhau. Di chuyển đầu gối ra xa đồng thời siết cơ mông và cơ bụng giữ trong 3 giây.
  • Bước 2: Sau đó di chuyển đưa đầu gối trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 – 15 lần để đạt hiệu quả.

Bài tập kích hoạt vùng chậu siết các vùng sàn chậu cải thiện tình trạng tăng hoạt

Bài tập kích hoạt vùng chậu siết các vùng sàn chậu cải thiện tình trạng tăng hoạt

9Bài tập nâng đầu gối

Bài tập nâng đầu gối tác động chủ yếu vào các nhóm cơ đùi, cơ khớp háng và ảnh hưởng mạnh đến các cơ vùng sàn chậu. Điều này rất có ích cho sức khỏe bàng quang.

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế sau đó nâng đầu gối lên đến thắt lưng 10 lần, giữ trong 3 giây.
  • Bước 2: Sau đó từ từ hạ chân của bạn xuống đất và lặp lại 10 đến 15 lần để thực hiện bài tập đạt hiệu quả.

Bài tập nâng đầu gối có thể hơi khó nếu bạn mới bắt đầu, hãy nâng đùi mức thấp nhất để quen dần

Bài tập nâng đầu gối có thể hơi khó nếu bạn mới bắt đầu, hãy nâng đùi mức thấp nhất để quen dần

10Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khi bệnh bàng quang tăng hoạt vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán giúp phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.

Các xét nghiệm bệnh bàng quang

  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhân viên sẽ cung cấp cho bạn một cốc nhựa để lấy nước tiểu và mang đi xét nghiệm. Đây là xét nghiệm cơ bản giúp sàng lọc phát hiện nhiễm khuẩn niệu hoặc các vấn đề khác ở đường tiết niệu.
  • Chụp bàng quang: Người bệnh cần nhịn đói và đi vệ sinh sạch sẽ trước khi làm thủ thuật.
  • Soi bàng quang: Phương pháp sử dụng ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera đưa vào bàng quang sau khi gây mê để chẩn đoán các vấn đề xảy ra đối với bàng quang đặc biệt khi nghi ngờ có sỏi hoặc khối u.
  • Niệu động học: Các biện pháp niệu động học bao gồm: đo nước tiểu tồn dư, đo niệu dòng, đo áp lực bàng quang. Kỹ thuật này giúp đánh giá chức năng bàng quang có sự thay đổi bất thường nào không.

Khi bệnh bàng quang vẫn tiếp tục kéo dài bạn nên đến thăm khám bác sĩ

Khi bệnh bàng quang vẫn tiếp tục kéo dài bạn nên đến thăm khám bác sĩ

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh bàng quang

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai,…

Những cách thức tập luyện đơn giản dễ dàng thực hiện tại nhà từ bài viết trên có thể là trợ thủ đắc lực giúp bạn cải thiện bàng quang tăng hoạt hiệu quả ngay khi bạn bắt tay vào tập luyện. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!

Nguồn: urologyhealth, urologyspecialistsnc, healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *