BÉO PHÌ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

? Yếu tố di truyền tác động ra sao trong béo phì?

Đã từng có một nạn “dịch béo phì” tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu như Italia chẳng hạn. Nạn dịch này hầu như chắc chắn là do có saün quá nhiều thực phẩm vừa ngon, vừa hấp dẫn lại rẻ tiền. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các yếu tố bẩm chất nọ, song người ta không thể trở thành béo phì nếu không ăn quá nhiều. Có điều chắc chắn là hầu hết mọi người béo phì đều có một mức chuyển hóa cao lúc nghỉ tuyệt đối. Điều này có nghĩa là có thể loại trừ một yếu tố nội tại sinh học có vai trò quan trọng trong cơ thể phát sinh béo phì. Gần đây, người ta đặc biệt quan tâm tới cái gọi là tín hiệu no nê mang tên Leptin, được mô tế bào mỡ tổng hợp và giải phóng ra, được xem là sản phẩm của gien ob (ob viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: obesity, có nghĩa là béo phì). Người ta cho rằng leptin tác động tại vùng dưới đồi để ngăn chặn quá trình tổng hợp hoặc giải phóng một chất peptide thần kinh mang tên Y, dường như là một tín hiệu mạnh kích thích ăn uống.

Chất peptide thần kinh Y (NPY = neuropeptide Y) được sản xuất ra trong nhân tế bào thần kinh và tác động tại vùng dưới đồi để kích thích sức thèm ăn; nó còn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, làm giảm hoạt tính hệ thần kinh giao cảm làm tăng đổi giao cảm – là những nét cốt lõi của chứng béo phì do rối loạn vùng dưới đồi (chấn thương, phẫu thuật, thương tổn hủy hoại v.v…).

Tính nhạy cảm di truyền với chứng béo phì đã được nghiên cứu khá sâu, và kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 30 đến 50% các kho tích lũy chất béo trong toàn cơ thể là do yếu tố gien quyết định. Ở các con vật thực nghiệm cho ăn chế độ nhiều chất béo đã trở thành béo phì thì có tới 12 ổ gien nằm trên các thể nhiễm sắc (số 2, 6, 5, 7 v.v…) đóng một vai trò quan trọng trong sự thể hiện tính nhạy cảm với béo phì và người ta cho rằng cơ sở tính nhạy cảm di truyền với béo phì ở người cũng phức tạp không kém.

Cần nói thêm có tới bốn gien đã được đơn dòng hóa (choned) và những đột biến của chúng gây ra béo phì ở các con vật, và một số gien này tỏ ra có vai trò quan trọng trong sinh học ở người. Gien leptin chỉ thấy được biểu thị trong mô tế bào mỡ, và chứng béo phì ở chuột nhắt được chứng minh là di truyền theo kiểu lép (ob/ob), cả hai gien đều bị khuyết tật (vì lý do có sự hiện diện… một đơn vị mã làm đứt đoạn phân tử protein tại acid amnin vị trí số 105.

Bình thường, phân tử protein leptin được các tế bào mỡ chế tiết ra và người ta thấy nồng độ các ARN thông tin của leptin vốn có trong các tế bào mỡ và nồng độ leptin trong máu lưu hành đều gia tăng ở các con vật và ở người béo phì.

Một khuyết tật khác là khuyết tật cấu trúc vòng xoắn kép trong thụ thể leptin được chứng minh là có trách nhiệm gây ra béo phì nơi các con chuột có các gien mang ký hiệu db/db, nhưng về kiểu hiện (phenotype) thì giống hệt chuột có kiểu gien ob/ob.

Trong một thể béo phì bẩm sinh ở người (gọi là hội chứng Laurence – Moon – Biedl), người ta khám phá thấy có khuyết tật gien (được gọi là tub) bắt nguồn từ khuyết tật enzym phosphatase.

Những gien bổ sung khác, gồm những gien liên quan đến thụ thể adrenalin – beta 3, đến yếu tố a , hoại tử m , và đến enzym lipase lipoprotein cũng được xem là có dính líu đến sự phát sinh chứng béo phì ở người, tuy chúng chỉ có một vai trò khiêm tốn.

Chữa béo phì như thế nào?

Mục tiêu hàng đầu là làm giảm thể trọng thừa, ngăn ngừa các biến chứng có thể có. Tuy vậy, nguyên nhân sâu xa đích thực dẫn tới béo phì đôi khi không rõ. Mặt khác yếu tố tâm lý trong tập quán ăn uống cũng có thể có trách nhiệm gây ra béo phì. Việc dùng thuốc chữa bệnh béo phì là một vấn đề tế nhị, cần được cân nhắc và giám sát kỹ lưỡng, việc chỉ định dùng thuốc thường phải dựa vào chỉ số BMI. Do vậy, chữa béo phì đòi hỏi phải dùng nhiều biện pháp phối hợp.

? Thay đổi tập quán ăn uống

Được xem là một trong các chiến lược cơ bản cho các chương trình làm giảm thể trọng. Nguyên lý của chiến lược này là thực hiện điều kiện hóa và cấu trúc lai (làm thay đổi) nhận thức. Người bệnh nên được phân tích tập quán ăn uống trong tiền sử, trong hành vi ăn uống hiện thời, những hậu quả của việc ăn uống. Nên thay đổi kiểu tư duy, tiêu cực như: “Đúng là tôi thích ăn quà vặt (bánh), thật là một thói xấu” thành kiểu tư duy tích cực như: “Đúng là tôi thích ăn quà vặt và tôi cần tập thể dục nhiều hơn…”. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn những người béo phì thành công trong việc làm giảm thể trọng và duy trì được giảm thể trọng thường phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài thực hiện, kết hợp các ứng xử như: (1) liên tục giám sát tập quán ăn uống. (2) chấp nhận một chế độ ăn ít chất béo và (3) gia tăng các mức độ hoạt động thể lực.

– Chế độ ăn: Nếu béo phì do nguyên nhân di truyền (do gien) thì chế độ ăn nhiều chất béo sẽ có nhiều nguy cơ gây béo phì. Do vậy, tốt hơn hết là nên theo một chế độ ăn giảm chất béo. Vấn đề được đặt ra là nên giảm tới mức nào? Các dữ kiện thực nghiệm cho phép đưa ra lời khuyên là: một chế độ ăn trong đó thành phần chất béo chỉ chiếm dưới 25% lượng calori. Là một mục tiêu hợp lý.

? Tập thể dục không phải là một chiến lược ưu tiên hàng đầu nhằm làm giảm thể trọng, song lại là biện pháp mấu chốt nhằm duy trì giảm thể trọng. Một ví dụ: theo dõi một nhóm người béo phì áp dụng một chế độ ăn làm giảm thể trọng trong 8 tuần, thấy bệnh nhân nào tập thể dục thường xuyên kết hợp thì vẫn duy trì được mức giảm thể trọng; trái lại ở những người không tập thể dục thì sau 8 tuần thể trọng có giảm nhưng sau đó thể trọng lại tăng. Như vậy là, hoạt động thể lực có một tầm quan trọng nếu muốn kiểm soát cân nặng.

? Dùng thuốc chữa bệnh béo phì ra sao?

Có thể dùng và chỉ nên dùng thuốc làm giảm sức thèm ăn cho người béo phì nếu BMI ở mức trên 30kg/m2 hoặc trên 27kg/m2 nếu có kèm một trong các biến chứng như đã mô tả ở phần trên. Một số thuốc thường được dùng là fenfluramine phối hợp với phentermine. Tuy vậy, các thuốc này có thể có nguy cơ (phản ứng phụ làm xuất hiện bệnh van tim hoặc bệnh tăng huyết áp phổi, không kể khả năng gây nhiễm độc thần kinh. Do vậy, thuốc này chỉ nên dùng cho những người béo phì nặng có kèm những bệnh liên quan đến béo phì như bệnh mạch vành; đái tháo đường; tăng huyết áp và tăng mỡ máu, và nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi.

GS. ĐẶNG PHƯƠNG KIỆT

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *