Bị chảy máu tai là bệnh gì? 6 nguyên nhân chảy máu tai bạn nên biết

Chảy máu tai có thể do nhiều tác nhân gây ra như nhiễm trùng tai, thay đổi áp suất, thủng màng nhĩ,… Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng mất thính lực hoàn toàn. Cùng tìm hiểu bị chảy máu tai là bệnh gì và các nguyên nhân gây chảy máu tai bạn nên biết.

Xem nhanh

1. Nhiễm trùng tai
2. Có dị vật trong tai
3. Thay đổi áp suất
4. Thủng màng nhĩ
5. Chấn thương đầu
6. Ung thư
7. Chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu tai

1Nhiễm trùng tai

Nếu tai của bạn bị chảy máu, chảy dịch thì nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây nhiễm trùng tai làm cho tai giữa sưng lên, gây tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Tạo một áp lực đè lên màng nhĩ tai, áp lực này có thể làm thủng màng nhĩ.

Nhiễm trùng tai rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Dấu hiệu cảnh báo tốt nhất khi bạn đang bị nhiễm trùng tai là các cơn đau buốt của tai, khó chịu hơn khi bạn nằm. Kèm theo các triệu chứng như:

  • Đau tai.
  • Nghẹt mũi.
  • Giảm thính lực nhẹ.
  • Chóng mặt.

Nhiễm trùng tai thường tự khỏi sau một đến hai tuần mà không cần uống thuốc điều trị. Nhưng cũng không vì vậy mà bạn có thể chủ quan nếu gặp phải các triệu chứng sau. Hãy liên lạc với bác sĩ:

  • Sốt.
  • Đau nhức tai dữ dội.
  • Có dịch mủ hoặc máu chảy ra từ tai.

Hãy cho bác sĩ biết, nếu cơn đau và các triệu của bạn không thuyên giảm, hoặc tái lại nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng tai có thể lây lan, hoặc gây mất thính lực hoàn toàn.[1]

Nhiễm trùng tai có thể gây mất thính lực nếu không phát hiện kịp thời

Nhiễm trùng tai có thể gây mất thính lực nếu không phát hiện kịp thời

2Có dị vật trong tai

Tăm bông, côn trùng hoặc những vật nhỏ có thể lọt vào tai bạn gây tổn thương cho tai. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em, do các bé chưa có ý thức được sự nguy hiểm khi đưa hoặc nhét các dị vật này vào tai dẫn đến kẹt, gây đau nhức, chảy máu tai, nghiêm trọng hơn là mất thính giác.

Nếu các dị vật mắc kẹt ở phía ngoài, không sâu, mà bạn có thể lấy nhíp, kẹp gắp chúng ra. Còn trường hợp các dị vật nằm sâu trong tai, không lấy ra được, thì bạn cần tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên môn để các bác sĩ thăm khám, và lấy các dị vật ra bên ngoài.

Dị vật mắc kẹt trong tai gây chảy máu tai

Dị vật mắc kẹt trong tai gây chảy máu tai

3Thay đổi áp suất

Chảy máu tai cũng có thể do sự thay đổi áp suất đột ngột gây ra. Chẳng hạn như khi bạn hạ cánh xuống máy bay, hoặc tham gia các hoạt động lặn dưới đáy biển có sử dụng bình dưỡng khí. Điều này sẽ kéo màng nhĩ của bạn vào, áp suất ép lên, gây ra cảm giác đau đớn.

Nếu sự thay đổi áp suất nghiêm trọng, chúng có thể khiến tai của bạn bị chảy máu, nguy hiểm hơn là rách màng nhĩ.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau tai.
  • Cảm giác tai nặng, như bị nhồi nhét thứ gì bên trọng.
  • Mất, giảm thính lực.
  • Ù tai.
  • Chóng mặt.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần phải rạch một đường nhỏ trong màng nhĩ, để tạo áp lực và dẫn lưu chất dịch lỏng ra ngoài.

Hãy gọi cho bác sĩ, nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Máu hoặc có chất dịch lỏng, rỉ từ tai của bạn.
  • Sốt.
  • Tai đau nhức, khó chịu.

Thay đổi áp suất có thể khiến tai chảy máu

Thay đổi áp suất có thể khiến tai chảy máu

4Thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là một trong những nguyên nhân nguy hiểm khiến cho tai của bạn bị chảy máu. Các chất dịch ứ đọng phía trong, khiến màng nhĩ bị căng phồng, gây ra các cơn đau khó chịu, có thể khiến cho người bệnh bị sốt. Theo thời gian, màng nhĩ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng màng nhĩ bị thủng do bị căng phồng quá mức.

Một số nguyên nhân có thể khiến cho màng nhĩ bị thủng:

  • Nhiễm trùng tai.
  • Viêm tai giữa.
  • Thay đổi áp suất đột ngột.
  • Chấn thương đầu do bị tai nạn, té ngã hoặc va đập.
  • Âm thanh lớn với tần số quá cao.
  • Bị các dị vật như bông tăm đâm vào sâu.

Khi bị thủng màng nhĩ, bạn có thể thấy chất dịch chứa đầy mủ hoặc máu từ bên trong chảy ra. Kèm theo các triệu chứng như:

  • Các cơn đau trong tai đến đột ngột hoặc biến mất nhanh chóng.
  • Thính lực bị giảm hoặc mất hoàn toàn.
  • Ù tai.
  • Chóng mặt.

Hầu hết các vết rách có thể tự hồi phục dần trong vài tuần.Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện hoặc chuyển biến nặng hơn, hãy lập tức báo cho bác sĩ sớm nhất, để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Dịch mủ, máu chảy ra nhiều, không ngừng.
  • Mất thính lực hoàn toàn.
  • Các cơn đau tai, nhức buốt ngày càng tăng, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chảy máu tai rất có thể là triệu chứng thủng màng nhĩ

Chảy máu tai rất có thể là triệu chứng thủng màng nhĩ

5Chấn thương đầu

Chảy máu tai sau một cú đánh hoặc va chạm mạnh lên vị trí đầu, có thể là do chảy máu trong não. Đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm, cần được đưa đi cấp cứu trong thời gian nhanh nhất để kịp thời kiểm tra, vì rất có thể não đã bị tổn thương. [2]

Chúng ta cần nên chú ý đến một vài triệu chứng như:

  • Cảm thấy choáng váng, ù tai mất phương hướng.
  • Tai chảy máu.
  • Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn.
  • Mất ý thức vài giây hoặc thậm chí vài phút.

Va đập, chấn thương đầu có thể khiến cho tai chảy máu

Va đập, chấn thương đầu có thể khiến cho tai chảy máu

6Ung thư

Ung thư tai rất hiếm gặp, thường xảy ra ở những người bị nhiễm trùng tai kéo dài (mạn tính), tái phát liên tục lặp đi lặp lại từ 10 năm trở lên.

Phần lớn là ung thư da ở ngoài tai, nếu bạn không phát hiện thăm khám và điều trị kịp thời, thì chúng rất dễ lan nhanh đến ống tai và thậm chí sâu hơn phía trong tai.

Nếu bạn nghi ngờ bị ung thư tai, thì các triệu chứng sau cũng có thể giúp bạn nhận biết:

  • Mất thính lực.
  • Đau tai.
  • Dịch máu chảy ra từ tai.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Liệt mặt một phần hoặc cả hai bên.

Liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện thăm khám nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình bị ung thư tai với các dấu hiệu như:

  • Suy giảm thính lực.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Nhận thấy một mảng da trên tai không lành.

Ung thư tai cũng sẽ gây chảy máu tai

Ung thư tai cũng sẽ gây chảy máu tai

7Chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu tai

Khi bạn phát hiện mình bị chảy máu tai, tốt nhất hãy đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh tình. Đến đây, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh, thời điểm bạn bắt đầu chảy máu, rà soát những yếu tố nguy cơ có thể khiến tai của bản bị tổn thương, kiểm tra tổng thể tai, đầu, cổ và họng cho bạn.

Họ có thể sử dụng ống soi tai, để nhìn vào bên trong tai tìm kiếm những tổn thương, vết xước nếu có. Hoặc các bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh bổ sung như chụp X-quang, hoặc CT não.

Chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu tai

Chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu tai

Xem thêm:

  • Biện pháp khắc phục bệnh chảy máu kéo dài
  • Chảy máu mũi

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chảy máu tai là bệnh gì, 6 nguyên nhân chảy máu mà bạn nên biết. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!

Nguồn: webmd, pubmed

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *