Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp vào ngày lễ và cách phòng ngừa

1Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là do nạp vào cơ thể thức ăn và đồ uống kém chất lượng, bị ôi thiu gây ảnh hưởng đến đường ruột. Ngoài ra, vào dịp lễ thì chúng ta thường ăn không đúng bữa và không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, trong số đó có thể là:

  • Đau bụng.
  • Cảm giác nóng rát đường tiêu hóa.
  • Cảm giác no nhanh khi ăn.
  • Đầy hơi, buồn nôn.

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra vào các kỳ nghỉ vì thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, thế nên bạn hãy bảo hệ sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.
  • Hạn chế dùng chất kích thích: cà phê, rượu, bia,…
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Tránh mặc áo quần quá chật.
  • Hạn chế hút thuốc lá.

Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn là dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa

Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn là dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa

2Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu, nhiễm khuẩn,… là nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm.

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bênh, mỗi năm có khoảng 7000 – 10000 người Việt Nam mắc ngộ độc thực phẩm và có khoảng 250 – 500 người phải nhập viện, trong đó 100 – 200 trường hợp ghi nhận tử vong. [1]

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

  • Vi khuẩn: vi khuẩn Salmonella, độc tố vi khuẩn Staphylococcus, độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum.
  • Ký sinh trùng: Trùng roi Giardia, Toxoplasma gondii, sán dây, sán lá, giun đũa,… ẩn náu trong cá, thịt bò, thịt heo, bột mỳ, ốc…
  • Virus: virus viêm gan A và Norwalk có trong một loại thực phẩm như rau sống, sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.
  • Hoá chất trong thực phẩm: chất bảo quản, phụ gia,.. không được phép có trong thực phẩm.

Các triệu chứng nhẹ của ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Sốt nhẹ, đau đầu.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có khả năng đe dọa sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
  • Sốt cao hơn 38,9°C.
  • Mất nước nhiều: khô miệng, tiểu ít hoặc không tiểu.
  • Nước tiểu có máu.

Một số loại thực phẩm được ăn dưới dạng thô, không được nấu chín kỹ có nhiều khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Sushi, gỏi cá sống.
  • Thịt nguội, xúc xích chưa được nấu chín.
  • Sữa, nước trái cây,… chưa được tiệt trùng.
  • Rau sống chưa rửa sạch.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cũng nên chú ý hơn trong thói quen ăn uống và lựa chọn thực phẩm.

  • Rửa tay sạch trước khi nấu hoặc ăn thức ăn.
  • Nấu chín thức ăn.
  • Rửa sạch trái cây, rau củ trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, chưa qua chế biến.
  • Ăn thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh thực phẩm đã bốc mùi ôi thiu.

Ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng

Ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng

3Táo bón

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón trong các dịp lễ thường đến từ cách ăn uống không điều độ, lành mạnh và lối sống như:

  • Không ăn đủ chất xơ có trong rau củ quả, trái cây,…
  • Không uống đủ nước.
  • Ít tập thể dục.
  • Thay đổi chế độ ăn uống.
  • Nhịn đi đại tiện.

Các triệu chứng điển hình của táo bón rất dễ nhận biết:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.
  • Phân thường to, khô, cứng và vón cục.
  • Cảm thấy đau và khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Chướng bụng.

Táo bón gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng vui chơi vào những ngày lễ, hơn nữa còn giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Vì thế, bạn không nên quá thoải mái trong ăn uống mà nên giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng. Một số cách ngăn ngừa táo bón như:

  • Bổ sung chất xơ: ăn trái cây, rau, ngũ cốc,…
  • Uống đủ nước, tránh uống rượu.
  • Dành thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Bổ sung men vi sinh.

Táo bón có thể do ăn thiếu chất xơ vào dịp lễ

Táo bón có thể do ăn thiếu chất xơ vào dịp lễ

 

4Bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng có thể bắt nguồn từ khó khăn khi đi đại tiện do chứng táo bón.

  • Rặn khi đi cầu.
  • Ngồi lâu trên bồn cầu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.

Các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu.
  • Sưng quanh vùng hậu môn.
  • Có cảm giác ngứa và đau ở vùng hậu môn.

Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bạn bắt đầu từ các cách phòng ngừa tình trạng táo bón và thay đổi thói quen đi đại tiện như:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Khi đi đại tiện, bạn không nên rặn mạnh, ngồi quá lâu, xem điện thoại, đọc sách,…
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng chảy máu, đau rát ở vùng hậu môn

Bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng chảy máu, đau rát ở vùng hậu môn

 

5Tiêu chảy

Tương tự như ngộ độc thực phẩm, tình trạng tiêu chảy xảy ra khi dùng các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, nhiễm các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Ngoài ra, nguyên nhân tiêu chảy cũng một phần do tăng dùng một số loại thuốc trong thời gian kỳ nghỉ này.

  • Vi khuẩn: Salmonella, Campylobacter, Shigella và Escherichia coli.
  • Virus.
  • Ký sinh trùng.
  • Thuốc men: Thuốc nhuận tràng, thuốc chống cao huyết áp,…

Khi xuất hiện một số triệu chứng của tiêu chảy, bạn nên sử dụng các biện pháp khắc phục như dùng thuốc để tránh tình trạng trở nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng tiêu chảy dễ nhận biết như:

  • Đi đại tiện hơn 3 lần/ngày.
  • Phân lỏng.
  • Đau bụng, đầy bụng.
  • Giảm cân.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Nhức mỏi cơ thể.

Để phòng ngừa nguy cơ bị tiêu chảy, bạn và người thân trong gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến lối ăn uống hợp vệ sinh bằng cách thực hiện các điều sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và nấu ăn
  • Uống nguồn nước sạch.
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống, tái,…

Tiêu chảy có thể do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Tiêu chảy có thể do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus

 

6Hội chứng ruột kích thích

Ở Việt Nam, theo khảo sát về bệnh tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai năm 2004 cho thấy hội chứng ruột kích thích chiếm tới 83,4% trong nhóm bệnh về trực tràng và hậu môn.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tình trạng phân bất thường.
  • Đầy hơi.
  • Chuột rút.

Để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, bạn nên thực hiện các phương pháp sau:

  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ uống có chứa chất kích thích.
  • Chia thành các bữa ăn nhỏ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều gia vị.

Hạn chê sử dụng chất kích thích để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

Hạn chê sử dụng chất kích thích để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

7Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, xảy ra bất thường do hoạt động co thắt cơ dưới thực quản.

Trào ngược dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng vào ngày lễ thường là do uống rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng, nằm ngay sau khi ăn hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đắng miệng, hôi miệng.
  • Ho, khó nuốt.

Mắc trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng nhiều đến vị giác, khiến bạn chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, để tận hưởng trọn vẹn các ngày nghỉ lễ, bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no.
  • Nên đứng thẳng sau khi ăn.
  • Không nên hút thuốc.
  • Tránh hoạt động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế mặc áo quần quá bó sát.

Ợ hơi và đầy bụng là triệu chứng điển hỉnh của trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi và đầy bụng là triệu chứng điển hỉnh của trào ngược dạ dày thực quản’

8Viêm loét dạ dày

Hai nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và ruột non là vi khuẩn H. pylori và sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay xảy ra vào ngày lễ có thể còn do hút thuốc lá, ăn uống không điều độ và căng thẳng.

Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là khó tiêu, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Ợ hơi, đầy bụng.
  • Phân có máu hoặc màu đen.
  • Đau ngực, mệt mỏi.

Để phòng ngừa viêm loét dạ dày một cách hiệu quả, bạn và gia đình nên:

  • Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích.
  • Bổ sung chất xơ: yến mạch, táo, cà rốt, lúa mạch,…
  • Bổ sung vitamin A: khoai lang, cải xoăn, bông cải xanh,…
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hút quá nhiều thuốc có thể dẫn đến viêm loét dạ dày

Hút quá nhiều thuốc có thể dẫn đến viêm loét dạ dày

 

9Bệnh về gan

Gan là cơ quan đóng vai trò trong việc trao đổi chất, dự trữ năng lượng và lọc chất thải. Chính vì thế, thói quen ăn uống quá đà, sinh hoạt không điều độ trong những dịp nghỉ lễ là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ hoặc tái phát các bệnh về gan.

Các triệu chứng của bệnh gan khác nhau, tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh, chúng có thể bao gồm:

  • Da và mắt hơi vàng.
  • Phân nhợt nhạt, có máu hoặc có màu đen.
  • Bụng phình to.
  • Thay đổi rõ rệt về giấc ngủ, tâm trạng, nhận thức.

Một số biện pháp để ngăn ngừa các bệnh lý về gan vào các ngày lễ có thể là:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: trái cây, rau củ, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thường xuyên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải để kiểm soát cholesterol xấu trong cơ thể, bởi vì béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, hãy mang găng tay, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Bệnh về gan có thể gặp phải trong các dịp lễ

Bệnh về gan có thể gặp phải trong các dịp lễ

10Viêm tuỵ cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vọng từ 5 – 15% tùy thuộc vào nguyên nhân và các bệnh lý đi kèm. Bệnh lý này có thể điều trị khỏi nếu được điều trị kịp thời và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp:

  • Uống nhiều rượu.
  • Sỏi mật.
  • Nhiễm trùng.
  • Chấn thương vùng bụng.

Triệu chứng của viêm tụy cấp, bao gồm:

  • Cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột.
  • Cơn đau kéo dài trong vài ngày.
  • Sốt, buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh.

Các biện pháp phòng ngừa mắc viêm tuỵ cấp trong những ngày lễ bạn có thể thực hiện:

  • Tránh ăn các thực phẩm: chiên rán, thịt đỏ,…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến viêm tụy cấp

Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến viêm tụy cấp

11Lưu ý về ăn uống, sinh hoạt trong ngày lễ

Chế độ ăn uống

  • Tránh ăn các món nhiều dầu mỡ: các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo cao, dẫn đến tăng cholesterol, sản sinh ra nhiều chất có thể gây ung thư, tổn thương gan.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: đường trong bánh kẹo hoặc đồ ngọt đều có tính acid có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
  • Hạn chế ăn đồ quá nhiều gia vị: giảm thiểu việc sử dụng nước sốt và các gia vị mặn.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm tái sống, có mùi ôi thiu,… để tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Ăn nhiều rau củ: cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ,…giúp tăng cường sức khỏe của bạn và cải thiện vấn đề táo bón.

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Những ngày nghỉ lễ mọi người thường sử dụng nhiều đồ uống như rượu, bia,… Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, bạn có thể bị ợ hơi, tức bụng, làm kích thích niêm mạc ruột, thậm chí làm tổn thương niêm mạc đại tràng, là nguyên nhân của các vết viêm loét.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hạn chế hút thuốc

Hút thuốc lá gây nguy hại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bên cạnh đó, trong khói thuốc lá có chứa hàm lượng nicotin cao, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích tiết nhiều cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, khói thuốc lá còn làm hư lớp nhầy bảo vệ dạ dày, gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Hạn chế hút thuốc để tránh tình trạng viêm loét dạ dày

Hạn chế hút thuốc để tránh tình trạng viêm loét dạ dày

Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc

Vào những dịp nghỉ lễ, mọi người thường có thói quen xả stress, cho bản thân nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc mỏi mệt. Do đó, việc ngủ nghỉ thường sẽ bị đảo lộn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Thức khuya sẽ kích thích dịch vị tăng tiết axit, gây cảm giác thèm ăn. Do vậy, nếu ăn khuya sẽ kích thích dịch vị tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Điều này làm cho hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi và lượng axit dư thừa sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày.

Điều này làm cho cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn đến có thể gây ra một số rối loạn về giấc ngủ và tiêu hóa (chán ăn, cảm giác đầy hơi, no bụng,…)

Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe của hệ tiêu hóa

Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe của hệ tiêu hóa

Thường xuyên vận động

Lối sống không vận động thể chất có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, chướng bụng,… Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích hoạt động của ruột, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.

Khi cơ thể được vận động mỗi ngày giúp cải thiện việc lưu thông máu đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe

Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe

 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các bệnh đường tiêu hoá, cách phòng tránh những tác hại không mong muốn và có những ngày nghỉ lễ vui khoẻ cùng gia đình và người thân nhé!

Nguồn: Medical News Today, Healthline, NHS, WebMD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *