Cách phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài thuốc điều trị, bệnh nhân cần áp dụng một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà.

Xem nhanh

1. Cai thuốc lá
2. Chủng ngừa cúm
3. Tránh tiếp xúc chất ô nhiễm
4. Tuân thủ điều trị
5. Hoạt động thể chất

Cai thuốc lá

Cai thuốc lá để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

90% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá. Việc ngưng thuốc không ngăn chặn sự suy giảm chức năng phổi tiến triển nhưng không làm xấu đi tình trạng bệnh.

Ngoài bệnh phổi thì việc hút thuốc là yếu tố nguy cơ dẫn hết hầu hết các bệnh khác ví dụ như đột quỵ, ung thư,… nên cai thuốc là hành động không bao giờ thừa.

Một số thực phẩm hỗ trợ quá trình cai thuốc: sữa, cam, bông cải xanh, bạc hà,…

Chủng ngừa cúm

Chủng ngừa cúm để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nhiễm trùng là yếu tố thúc đẩy bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào đợt cấp, nên bệnh nhân cần được chủng ngừa cúm, phế cầu. Vaccin cúm được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vaccin phế cầu được khuyến cáo ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên 65 tuổi hoặc dưới 65 tuổi kèm bệnh tim mạch.

Tránh tiếp xúc chất ô nhiễm

Tránh tiếp xúc chất ô nhiễm để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tránh khói thuốc lá, khói bụi nghề nghiệp, chất đốt sinh học (than, củi, rơm, trấu, phân,..), các chất ô nhiễm trong nhà, ngoài ngõ giúp phòng tránh bệnh và làm chậm tiến triển bệnh.

Tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Các thuốc điều trị không cải thiện chức năng hô hấp nhưng làm giảm triệu chứng khó thở, giảm tần suất vào đợt cấp. Đồng thời, việc phối hợp các thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ một số thuốc.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Rèn luyện thể lực đều đặn và phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng vận động, giảm số lần nhập viện. Tránh hoạt động quá sức gây khó thở, một số hoạt động phù hợp như đi bộ trên đường bằng, khiêu vũ, yoga,…

Điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần cá thể hóa theo mức độ nặng hiện tại và nguy cơ tương lai. Bệnh nhân cần được thông tin về bệnh, cách sử dụng bình hít, oxy, thuốc, và các biện pháp phòng ngừa vào đợt cấp để giảm triệu chứng và giảm yếu tố nguy cơ.

Theo TTV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *