Cách trị hắc lào tại nhà đơn giản, an toàn giúp bạn nhanh khỏi bệnh

Hắc lào là bệnh do nấm gây nên, cần được điều trị sớm để tránh lây lan và để lại sẹo. Bệnh hắc lào không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách điều trị đúng và kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa hắc lào tại nhà đơn giản, an toàn và giúp bạn nhanh khỏi nhé!

Xem nhanh

1. Vệ sinh vùng bị bệnh bằng nước và xà phòng
2. Bôi giấm táo
3. Thoa dầu tràm trà
4. Thoa dầu dừa
5. Bôi nghệ
6. Dùng nha đam
7. Thoa tinh dầu kinh giới (dầu Oregano)
8. Dùng tinh dầu sả hoặc trà sả
9. Dùng bột cam thảo
10. Dùng thuốc trị nấm

Có khoảng 40 loài nấm gây ra bệnh hắc lào trong đó 3 loại gây bệnh phổ biến là Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton, khi nhiễm bệnh làm bạn sẽ khó chịu với các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước và có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể

1Vệ sinh vùng bị bệnh bằng nước và xà phòng

Giữ vệ sinh sạch sẽ là một trong những yếu tố giúp việc điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả và nhanh chóng, điều đó cũng không ngoại lệ với bệnh hắc lào.

Bạn nên vệ sinh thật sạch vùng da bị nhiễm hắc lào bằng nước và xà phòng diệt khuẩn hàng ngày. Lau khô vùng da kỹ lưỡng sau khi tắm vì ẩm ướt là môi trường thích hợp khiến nấm gây bệnh hắc lào phát triển lây lan rộng hơn.

Tắm và vệ sinh vùng nhiễm hắc lào thật sạch bằng nước và xà phòng

Tắm và vệ sinh vùng nhiễm hắc lào thật sạch bằng nước và xà phòng

2Bôi giấm táo

Giấm táo có vị chua và tính chất kháng viêm nhẹ là nguyên liệu chữa hắc lào dễ tìm, đơn giản lại hiệu quả. Bạn có thể tiến hành bôi lên vùng da nhiễm hắc lào 3 lần/ngày để đạt kết quả tốt.

Giấm táo có tính chất kháng viêm

Giấm táo có tính chất kháng viêm

3Thoa dầu tràm trà

Dầu tràm trà – một cái tên quen thuộc trong làng mỹ phẩm với vai trò trị mụn cùng khả năng chống nấm và kháng khuẩn, dầu tràm trà là một lựa chọn hoàn hảo trong việc điều trị hắc lào tại nhà. Bạn nên pha loãng dầu tràm nếu da quá nhạy cảm, và sử dụng tần suất 3 lần/ngày.

Dầu tràm trà cùng khả năng chống nấm và kháng khuẩn

Dầu tràm trà cùng khả năng chống nấm và kháng khuẩn

4Thoa dầu dừa

Là một cái tên nổi trội trong làng làm đẹp, dầu dừa còn giúp giảm tình trạng nhiễm trùng ngoài da khi bị bệnh hắc lào. Bạn nên sử dụng tần suất 3 lần/ngày để trị hắc lào tại nhà.

Dầu dừa giúp giảm tình trạng nhiễm trùng ngoài da

Dầu dừa giúp giảm tình trạng nhiễm trùng ngoài da

5Bôi nghệ

Nghệ được coi là dược liệu điều trị dạ dày vô cùng hiệu quả với tính kháng viêm mạnh mẽ. Vì thế nó là một sự lựa chọn không nên bỏ qua để chữa hắc lào. Thoa tần suất 3 lần/ngày có thể giúp hắc lào nhanh khỏi.

Nghệ một sự lựa chọn không nên bỏ qua dành cho bệnh hắc lào

Nghệ một sự lựa chọn không nên bỏ qua dành cho bệnh hắc lào

6Dùng nha đam

Nha đam với đặc tính thanh mát làm dịu các vết bỏng và hỗ trợ giảm tình trạng ngứa khi nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm điển hình là bệnh hắc lào. Bạn nên sử dụng tần suất 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối đa.

Nha đam giảm tình trạng ngứa do bệnh hắc lào

Nha đam giảm tình trạng ngứa do bệnh hắc lào

7Thoa tinh dầu kinh giới (dầu Oregano)

Tinh dầu Oregano hay còn có tên gọi là dầu kinh giới với khả năng chống nấm mạnh có thể ức chế nấm gây bệnh, hỗ trợ điều trị các trường hợp nấm da chân và nấm ngoài da hữu hiệu cho việc trị hắc lào tại nhà.

Cách làm: Pha vài giọt với dầu vận chuyển như dầu ô liu hoặc dầu dừa, và thoa nó lên vùng bị nhiễm hắc lào 3 lần/ngày.

Dầu kinh giới ức chế nấm gây bệnh hắc lào

Dầu kinh giới ức chế nấm gây bệnh hắc lào

8Dùng tinh dầu sả hoặc trà sả

Tinh dầu sả và trà sả đều có tính kháng nấm được xem là hai nguyên liệu vô cùng hữu ích trong việc trị bệnh hắc lào tại nhà.

Cách làm: Bôi trực tiếp lên da vài giọt dầu sả pha loãng với tần suất hai 2 lần/ngày. Đối với trà sả bạn có thể đắp túi trà đã ủ lên vùng da bị hắc lào.

Tinh dầu sả và trà sả có tính chống nấm

Tinh dầu sả và trà sả có tính chống nấm
Lưu ý khi dùng tinh dầu trị hắc lào

Khi sử dụng tinh dầu để điều trị hắc lào bạn nên kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với tinh dầu hay không bằng cách thử tại vùng da không bị nhiễm và làm loãng tinh dầu bằng cách pha thêm ba đến năm giọt tinh dầu ô liu hoặc dầu khoáng.

9Dùng bột cam thảo

Cam thảo xưa nay thường dùng để uống, có với vị ngọt và trị ho. Bên cạnh đó, cam thảo còn có tính kháng khuẩn mạnh giúp trị hắc lào vô cùng hiệu quả.

Cách làm: Đun 8 muỗng bột cam thảo cùng với một cốc nước. Chờ sôi rồi tiếp tục đun lửa nhỏ trong 10 phút và khuấy đều tay tạo nên hỗn hợp sền sệt. Để nguội hỗn hợp ở nhiệt độ thường sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị hắc lào trong ít nhất 10 phút và rửa sạch. Thực hiện 2 lần/ngày.

Cam thảo có vị ngọt và thanh nhiệt và tính kháng khuẩn mạnh

Cam thảo có vị ngọt và thanh nhiệt và tính kháng khuẩn mạnh

10Dùng thuốc trị nấm

Nếu vị trí nhiễm hắc lào trên da của bạn nhỏ, bạn có thể sử dụng các thuốc trị nấm bôi tại vùng da bị nhiễm như: Clotrimazole, Terbinafine HCl,…

Nếu vùng da bị bị nhiễm nặng hơn do hắc lào lan nhiều vị trí trên cơ thể bạn sẽ phải sử dụng các thuốc bôi mạnh hơn như : Ketoconazole, Nizoral… để hiệu quả hơn.

Bạn nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn khi lựa chọn thuốc trị nấm

Bạn nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn khi lựa chọn thuốc trị nấm

11Khi nào gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Bệnh chưa được điều trị dứt điểm.
  • Bạn đang làm việc trong môi trường cộng đồng tiếp xúc nhiều người và dễ lây bệnh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ thăm khám

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ thăm khám

Chẩn đoán bệnh hắc lào

Tại các khoa da liễu, bác sĩ tiến hành khám, nếu nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng của bệnh hắc lào, bác sĩ sẽ thực hiện cạo lấy mẫu da (nơi xuất hiện triệu chứng) để phân tích dưới kính hiển vi hoặc có thể gửi đến phòng thí nghiệm kiểm tra nuôi cấy nấm (nếu mẫu da có nhiễm nấm, bác sĩ có thể xác định loài nấm đó là gì để đưa ra thuốc điều trị hiệu quả).

Các bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội (thăm khám tại cơ sở 1), Bệnh viện Bạch Mai (thăm khám tại Khoa Da liễu),…
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Đại học Y Dược (thăm khám tại Khoa Da liễu – Thẩm Mỹ), Bệnh viện Nhân dân 115 (thăm khám tại Khoa Thần kinh Tổng quát),…
Xem thêm:

  • Bệnh hắc lào nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
  • Bệnh sán lá gan là gì?

Bệnh hắc lào mặc dù nhanh khỏi nhưng dễ bị tái phát và lan rộng, nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng ngứa ngáy bỏng rát vùng da và nhiễm trùng da nặng do đó bạn nên chú trọng chữa trị kịp thời. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn: Healthline, CDC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *