Đái tháo nhạt là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh “đái tháo nhạt” và “đái tháo đường” thoạt nghe có vẻ giống nhau, nhưng chúng không liên quan gì đến nhau. Bệnh đái tháo nhạt là một bệnh lý khiến người bệnh đi tiểu có màu “nhạt” hoặc không màu và không mùi. Những người mắc bệnh đái tháo nhạt có thể có lượng nước tiểu từ 3 đến 20 lít mỗi ngày. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị bệnh nhé!

Tìm hiểu chung

Đái tháo nhạt là gì? 

Đái tháo nhạt là một bệnh khác với bệnh đái tháo đường. Tên của chúng tương tự nhau, nhưng điểm chung duy nhất của chúng là khiến bạn khát nước và khiến bạn đi tiểu nhiều.

Nếu bạn bị đái tháo nhạt, các hormone giúp cơ thể bạn cân bằng chất lỏng sẽ không hoạt động. Cứ 25.000 người thì có một người mắc chứng này.

Đây là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối. Có khoảng 50% trường hợp đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo nhạt

Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo nhạt xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh chóng bao gồm:

  • Tiểu nhiều: Đi tiểu hơn 3 lít mỗi ngày (triệu chứng đa niệu), có khi ít hơn nhưng đặc biệt nước tiểu loãng như nước lã. Bệnh nhân thường xuyên phải thức dậy để tiểu đêm hoặc có thể đi tiểu khi ngủ (đái dầm);
  • Khát và uống nhiều: Bệnh nhân cực kỳ khát và thích uống đồ lạnh;
  • Mất nước;
  • Yếu đuối;
  • Đau cơ;
  • Cáu kỉnh.

Khi bị mất nước, bạn có thể nhận thấy:

  • Khát quá mức;
  • Mệt mỏi;
  • Cảm thấy uể oải;
  • Chóng mặt;
  • Lú lẫn;
  • Buồn nôn;
  • Mất ý thức.

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh đái tháo nhạt có các triệu chứng sau:

  • Tã ướt, nặng;
  • Đái dầm;
  • Khó ngủ;
  • Sốt;
  • Nôn mửa;
  • Táo bón;
  • Tăng trưởng chậm;
  • Giảm cân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đái tháo nhạt

Mất nước

Đái tháo nhạt có thể dẫn đến mất nước. Mất nước có thể gây ra:

  • Khô miệng;
  • Da mất độ đàn hồi;
  • Khát nước;
  • Mệt mỏi.

Mất cân bằng điện giải

  • Đuối sức;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Ăn mất ngon;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Lú lẫn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nếu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo nhạt

Các tình trạng gây ra sự thiếu hụt ADH hoặc ngăn chặn tác động của ADH dẫn đến sản xuất dư thừa nước tiểu. Nếu bạn bị bệnh đái tháo nhạt, cơ thể bạn không thể cân bằng lượng chất lỏng. Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo nhạt, bao gồm:

Đái tháo nhạt trung ương (đái tháo nhạt thần kinh):

  • Tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi do phẫu thuật, khối u, chấn thương đầu hoặc bệnh tật.
  • Đái tháo nhạt do di truyền.
  • Có khoảng 30 – 40% các bệnh nhân có kháng thể trực tiếp neuron vùng dưới đồi tiết ADH.

Đái tháo nhạt thận:

Bệnh đái tháo nhạt do thận xảy ra khi có một khiếm khuyết trong cấu trúc của thận khiến thận của bạn không thể đáp ứng đúng với ADH.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như lithium hoặc thuốc kháng vi-rút như foscarnet (Foscavir), cũng có thể gây ra bệnh đái tháo nhạt do thận.

Đái tháo nhạt thai kỳ:

Trong thai kỳ, một aminopeptidase từ nhau thai làm tăng chuyển hoá AVP gây thiếu AVP dẫn đến tiểu nhiều.

Uống nhiều tiên phát (thói uống nhiều-potomanie):

Khi bạn uống nước nhiều làm giảm lượng vasopressin mà cơ thể bạn tạo ra, đồng thời khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân bao gồm tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên của bạn do:

  • Một khối u;
  • Chấn thương đầu;
  • Sự nhiễm trùng;
  • Viêm;
  • Ca phẫu thuật.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) đái tháo nhạt?

Bệnh đái tháo nhạt thường khởi phát tuổi thanh thiếu niên, tuổi trung bình là 21 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) đái tháo nhạt

Tiền căn gia đình có ba mẹ bị mắc bệnh đái tháo nhạt, có thể di truyền cho con cái của họ căn bệnh này.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đái tháo nhạt

Để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt, cần phải có đủ các yếu tố sau:

Bệnh nhân tiểu nhiều trên 3 lít/24 giờ, thường từ 5 – 20 lít/ 24 giờ;

Kèm triệu chứng khát nhiều, uống nhiều;

ALTT máu > 300mosmol/kg;

ALTT niệu < 400mosmol/kg.

Nghiệm pháp hạn chế nước không đáp ứng.

Phương pháp điều trị đái tháo nhạt hiệu quả

Đái tháo nhạt thể trung ương

Nếu có nguyên nhân cần điều trị phối hợp, ví dụ u vùng dưới đồi – yên thì có thể phải phẫu thuật.

Khi chẩn đoán xác định đái tháo nhạt thể trung ương thì phải điều trị hormone thay thế.

Bù nước bằng uống nước lọc và/hoặc truyền dịch nhược trương nếu mất nước nhiều.

Vasopressin: Thuốc thường áp dụng cho các trường hợp nặng hoặc các trường hợp bị đái tháo nhạt có kèm theo các bệnh khác như: Hôn mê sau chấn thương sọ não, phẫu thuật.

Desmopressin: Dễ sử dụng, gây co mạch.

Lypresin.

Vasopressin dầu: Ống 5UI, dùng tiêm bắp sâu, ngày 1 lần, thời gian tác dụng 24 đến 72 giờ.

Đái tháo nhạt thể trung ương có thể điều trị với một số thuốc sau:

Chlorpropamide: Thuốc có tác dụng kích thích giải phóng vasopressin acetat (AVP) từ tuyến yên và làm tăng tác dụng của AVP tại ống thận. Liều điều trị từ 200 – 500mg/ngày.

Clofibrate: Thuốc có tác dụng kích thích giải phóng vasopressin acetat, viên 500mg, liều điều trị 500mg/ngày, có thể kết hợp fibrat với chlorpropamide sẽ làm tăng tác dụng và tăng hiệu quả điều trị.

Carbamazepine có tác dụng kích thích giải phóng vasopressin acetat, loại viên 200mg, liều điều trị 400 – 600mg/ngày.

Đái tháo nhạt do thận

Đái tháo nhạt do thận cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, loại thuốc thường dùng là các chế phẩm Thiazides và các loại thuốc lợi tiểu thải muối.

Hydrochlorothiazide: Viên 50mg, ngày 1 – 2 lần, kết hợp hạn chế muối có tác dụng làm giảm thể tích lòng mạch và tăng tái hấp thu dịch ở ống lượn gần.

Chlothalidon: Viên 50mg, 1 viên/ngày.

Có thể kết hợp Indomethacin 100mg/ngày + Hydrochlorothiazid hoặc Indomethacin + Demopressin.

Demopressin liều cao cũng có tác dụng tốt.

Ngừng các thuốc có thể làm giảm nhạy cảm ADH: Lithium, Demeclocyclin,…

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đái tháo nhạt

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Chưa có dữ liệu.

Phương pháp phòng ngừa đái tháo nhạt hiệu quả

Chưa có dữ liệu.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes-insipidus/symptoms-causes/syc-20351269
  2. https://www.webmd.com/diabetes/guide/what-is-diabetes-insipidus

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *