Liều dùng Omega 3? Cách sử dụng Omega 3 an toàn hiệu quả

Omega 3 rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta nhưng sử dụng như thế nào, liều dùng thế nào là hợp lý? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp mọi người sử dụng omega 3 hiệu quả nhất.

Xem nhanh

1. Liều dùng omega 3
2. Sử dụng omega 3 hiệu quả
3. Những lưu ý khi bổ sung omega 3 bằng đường uống
4. Những lưu ý khi bổ sung omega 3 qua thực phẩm

Bổ sung omega 3 đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn. Nhưng không có nghĩa là chúng ta sử dụng càng nhiều càng tốt. Việc sử dụng omega 3 qua thực phẩm hoặc bổ sung qua đường uống đúng liều lượng, đúng cách sẽ không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

1Liều dùng omega 3

Liều lượng Omega 3

Ăn cá để bổ sung Omega 3

Người trưởng thành nên tiêu thụ từ 250 – 500mg EPA và DHA có trong omega 3

Phụ nữ đang mang thai tiêu thụ 500 mg/ngày trong toàn bộ thai kỳ, có thể tăng liều lượng vào cuối thai kỳ để cung cấp đủ omega 3 cho thai nhi phát triển hệ thần kinh và não bộ tốt hơn.

Người bị bệnh tim, mạch vành nên bổ sung 1000mg EPA và DHA được kết hợp trong omega 3 theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch hoa kỳ

Người có Triglycerides cao nên dùng 2000-4000mg omega 3 mỗi ngày.

2Sử dụng omega 3 hiệu quả

Sử dụng thuốc bổ sung Omega 3

Sử dụng omega 3

Omega 3 được hấp thu tốt nhất thường là uống sau ăn và uống vào buổi sáng. Việc dùng omega 3 cùng bữa ăn cũng có thể làm tăng hấp thu của axit béo omega 3 và làm giảm tác dụng phụ nhất định bao gồm trào ngược dạ dày, tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn…

Sử dụng omega 3 gắn liền với lợi ích lâu dài, việc điều chỉnh liều có thể ngăn tác dụng phụ khi sử dụng omega 3 kéo dài gây khó chịu ở đường tiêu hoá. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chia thành hai liều nhỏ để sử dụng trong ngày có thể làm giảm trào ngược dạ dày.

3Những lưu ý khi bổ sung omega 3 bằng đường uống

Những lưu ý khi bổ sung Omega 3

Lưu ý khi bổ sung omega 3

Nếu bạn không cung cấp đủ lượng omega 3 từ thực phẩm, bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa omega 3: dầu cá để bổ sung EPA và DHA, dầu tảo bổ sung DHA… đây là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những người không ăn được cá.

Người đang bị bệnh về đường tiêu hóa không nên sử dụng dầu cá nhiều vì có thể gây trướng bụng, đầy hơi.

Người đang mang thai không dùng được dầu cá thô vì chúng chứa nhiều kim loại nặng, chất ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

Trẻ em dưới 15 tháng tuổi không dùng dầu cá vì dầu cá chứa nhiều DHA, tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhưng EPA trong dầu cá lại dễ gây hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ.

Người bị dị ứng cũng không nên dùng dầu cá vì cơ thể sẽ dễ nổi lên các phản ứng dị ứng như buồn nôn, viêm họng, nổi mẩn, khó thở…

Khi dùng thực phẩm, thuốc bổ sung omega 3 bạn cần dùng đúng liều lượng, không dùng liều cao vì omega 3 có thể cản trở hiệu quả của 1 số loại thuốc, tăng nguy cơ chảy máu.

Với bệnh nhân bị bệnh về tim mạch, người có vấn đề về sức khỏe nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng.

4Những lưu ý khi bổ sung omega 3 qua thực phẩm

Ăn cá bổ sung Omega 3 cho cơ thể

Ăn cá giúp bổ sung omega 3

Thông tin từ Tổ chức y tế Thế giới (WHO) thì mỗi người nên ăn cá tối thiểu 2 lần/tuần, để đảm bảo cung cấp đủ lượng omega 3 – DHA cho cơ thể.

Ăn cá bổ sung omega 3 rất tốt nhưng trong cá có chứa thủy ngân, chất này hủy hoại cơ thể người cực hung tàn nên bạn muốn bổ sung omega 3 từ cá nên chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá rô phi, cá tuyết, cá trê, cá minh thái, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ tươi (theo đúng liều lượng ở mục 1), tôm. Không ăn quá nhiều những loại cá thu, cá kình, cá kiếm, cá mập, những loại này thường có lượng thủy ngân cao.

Nắm rõ các thông tin được chia sẻ ở trên và sử dụng đúng liều lượng omega 3 để đảm bảo sức khỏe của bạn một cách tốt nhất, tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để sử dụng đúng hơn mục đích sử dụng omega 3 của mình.

Nguồn: Healthline, Health.usnew

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *