Nấm mắt là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nấm mắt là căn bệnh thường gặp. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này, nếu không được phát hiện sớm thì bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét giác mạc hoặc viêm nội nhãn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng như: Suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí mù lòa.

Tìm hiểu chung

Nấm mắt là gì? 

Bệnh nấm mắt (nhiễm nấm mắt) có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau: Vi khuẩn, virus, amip và nấm. Nhiễm trùng mắt do nấm đôi khi rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của mắt.

Bệnh nấm mắt có 2 dạng chính:

  • Viêm giác mạc: Viêm nhiễm xảy ra ở giác mạc.
  • Viêm nội nhãn: Viêm nhiễm thường xuất hiện ở phía bên trong mắt (thuỷ dịch hoặc thuỷ tinh thể).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm mắt

Dấu hiệu và triệu chứng của nấm mắt thường xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi mắt bị nhiễm nấm, bao gồm:

  • Đau nhói bất thường ở mắt;
  • Thường xuyên chảy nước mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Suy giảm thị lực (mờ mắt);
  • Mắt đỏ;
  • Mắt bị tổn thương (rách quá mức).

Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này rất khó nhận biết được chính xác mắt có bị nhiễm nấm hay không. Người bệnh cần phải đi khám và thực hiện một số xét nghiệm thông qua dịch hoặc mẫu nhỏ của mô mắt.

Tác động của nấm mắt đối với sức khỏe

Khi vào mắt, nấm phát sinh độc tố hoạt hóa các enzyme phân hủy protein làm hủy hoại các màng mắt. Bệnh nhân có cảm giác kệnh, nhói, chói mắt và cảm giác đau đớn thường xuyên rất khó chịu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc nấm mắt

Bệnh nấm mắt nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn,… gây ra những biến chứng như: Suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nấm mắt có thể rất nghiêm trọng, vì thế nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Khi bạn thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào nêu trên hoặc có câu hỏi, thắc mắc liên quan đến bệnh xin vui lòng đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán cũng như có phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nấm mắt

Giác mạc có nhiệm vụ bảo vệ mắt khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, trong đó có nấm. Khi giác mạc bị rách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm dễ dàng xâm nhập và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Một trong số các loại nấm có thể gây nhiễm trùng cho mắt, đó là:

  • Fusarium: Nấm sợi, tồn tại ở môi trường xung quanh chúng ta. Những tổn thương do nấm Fusarium gây ra nặng hơn so với những loại nấm khác.
  • Aspergillus: Nấm sợi, tồn tại ở cả ngoài trời lẫn phía bên trong nhà.
  • Màng nhầy: Nấm men, thường xuất hiện ở trên da người hoặc màng bảo vệ nằm phía bên trong cơ thể. Nấm men thường gây ra nhiễm trùng khi mắt đã hoặc đang gặp phải những tình trạng như: Khô mắt, Herpes mắt hoặc viêm giác mạc biểu mô trong một thời gian dài,…

Khi xâm nhập vào mắt, nấm sợi/ nấm men đều có thể phát sinh ra độc tố làm hoạt hoá các men phân giải protein, làm huỷ hoại màng mắt. Bệnh nấm mắt do nấm sợi gây nên thường khó phát hiện và điều trị hơn nấm men.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nấm mắt

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh nấm mắt phổ biến hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên. Chỉ cần có những tác động làm ảnh hưởng đến giác mạc đều có thể dẫn đến nấm mắt.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nấm mắt

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như:

  • Bệnh nấm mắt bắt nguồn từ những tổn thương mắt do cát, bụi hay côn trùng bay vào mắt,… Những nhóm nghề có nguy cơ cao mắc bệnh: Nông dân, công nhân vệ sinh, xây dựng, khai thác rừng,…
  • Nguy cơ mắc bệnh tăng cao khi sử dụng các sản phẩm tra mắt có chứa corticoid. Chất này được thêm vào thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm dịu và khiến mắt hết đỏ nhưng cũng làm tăng nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm nếu thường xuyên lạm dụng (corticoid là tạo điều kiện cho nấm phát triển gây tăng nhãn áp, loét giác mạc hay thậm chí là teo dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa).
  • Chấn thương mắt.
  • Đeo kính áp tròng.
  • Phẫu thuật mắt.
  • Bệnh mắt mạn tính liên quan đến giác mạc.
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm.
  • Bệnh nhiễm trùng máu do nấm.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng suy giảm miễn dịch,… dễ mắc bệnh nấm mắt hơn người bình thường.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nấm mắt

Bệnh nấm mắt cần được phát hiện sớm thông qua một số xét nghiệm. Để chẩn đoán nấm mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra mắt của bạn và lấy mẫu của mô hoặc dịch từ mắt để được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định một trong số các phương pháp khác: PCR, ELISA, soi tươi hoặc soi trực tiếp,… Tuy nhiên, phương pháp tiêu chuẩn để xác định mắt nhiễm nấm hay không, đó là nuôi cấy mô.

Phương pháp điều trị nấm mắt hiệu quả

Phương pháp điều trị nấm mắt phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Loại nấm;
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh;
  • Bộ phận của mắt bị ảnh hưởng.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được loại nấm đang nhiễm, mức độ nghiêm trọng của bệnh hay những bộ phận nào ở mắt đang bị ảnh hưởng,… Từ đó, có thể sử dụng các phương pháp và loại thuốc đặc trị phù hợp.

  • Thuốc nhỏ mắt chống nấm: Natamycin, thuốc nhỏ mắt được chỉ định nhằm điều trị các trường hợp nhiễm nấm Aspergillus và Fusarium ở phía bên ngoài mắt.
  • Thuốc chống nấm có thể là dạng viên nén hoặc thông qua tiêm tĩnh mạch: Voriconazole, Fluconazol hoặc Amphotericin B, được chỉ định ở những trường hợp nhiễm nấm mắt sâu và nghiêm trọng.
  • Thuốc chống nấm tiêm trực tiếp vào mắt.
  • Phẫu thuật mắt: Tiến hành phẫu thuật khi đã sử dụng các loại thuốc điều trị nấm mắt ở trên mà không có hiệu quả, bao gồm cả việc cấy ghép giác mạc hoặc thuỷ tinh thể.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của nấm mắt

  • Không nên dùng tay để dụi mắt nếu không may dị vật rơi vào mắt, có thể dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt.
  • Khi mắt bị chấn thương, cần nhanh chóng lấy đi dị vật ở mắt và rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch đun sôi để nguội nhiều lần. Sau đó, có thể sử dụng kháng sinh Sunlfacilum 20%, Gentamicin 0,3% hoặc Chloramphenicol 0,4% để nhỏ từ 3 – 4 lần/ ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng Tetracyclin 1% (tra mỡ) khoảng 2 lần/ ngày (Chú ý phải theo sự hướng dẫn của Bác sĩ/ Dược sĩ).
  • Trong bất kỳ tình huống nào, tuyệt đối không nhỏ hoặc tra corticoid.
  • Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà vẫn còn nhức mắt, cộm mắt hay liên tục chảy nước mất thì hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắtt ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng ngừa nấm mắt hiệu quả

  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm: Công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh,… cần phải đeo kính bảo hộ đầy đủ. Cẩn thận hơn trong những lao động và sinh hoạt hằng ngày nhằm tránh gây tổn thương cho mắt.
  • Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là nấm. Chính vì vậy, nếu như mắt bị đau khi va quệt với các loại cây cỏ, chúng ta không nên chủ quan. Việc phải làm lúc này là rửa tay và mắt thật sạch, khám mắt ngay nếu cần thiết.
  • Thường xuyên giặt khăn mặt và phơi ngoài nắng để hạn chế tối đa việc tạo môi trường cho nấm phát triển.
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài đường hoặc lao động.
  • Không dùng tay day, dụi mắt nếu như bị bụi,… bay vào mắt. Có thể rửa sạch mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý nhiều lần. Nếu như vẫn không khỏi, cần phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ khiến giác mạc bị rách, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
  • Đối với những người sử dụng kính áp tròng, cần phải đảm bảo việc vệ sinh và chăm sóc mắt đúng quy trình.
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho mắt khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu như đau, rát, ngứa và đỏ mắt.

Nấm mắt là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến viêm nhiễm gây khó chịu hay thậm chí còn để lại biến chứng là giảm thị lực hay mù lòa.

Nguồn tham khảo
  1. Gabriel Castano, Ayman G. El Nahry, Pradeep Kumar Mada, 11/08/2021, Fungal Keratitis, NCBI.
  2. Christina Moon, 02/11/2021, Fungal Keratitis, Eye Wiki.
  3. David Turbert, 24/09/2020, Fungal Keratitis Symptoms, American Academy of Ophthalmology.
  4. https://www.cdc.gov/contactlenses/fungal-keratitis.html, CDC, 10/10/2014, Basics of Fungal Keratitis
  5. https://www.mayoclinic.org/

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *