Nạo phá thai và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ

Nạo phá thai (hoặc chấm dứt thai kỳ) là quá trình chấm dứt thai kỳ để không sinh em bé. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà thai phụ không muốn giữ em bé trong bụng nữa. Tùy thuộc vào việc bạn đã mang theo được bao nhiêu tuần mà việc nạo phá thai được thực hiện bằng cách uống thuốc hay thủ thuật ngoại khoa. Vậy việc nạo thai xảy ra như thế nào và nguy hiểm ra sao?

Tìm hiểu chung

Nạo phá thai là gì? 

Nạo phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng cách loại bỏ phôi thai hay thai nhi ra khỏi tử cung trước khi tới thời kỳ sinh nở của thai phụ.

Nạo phá thai là một trong những thủ thuật y khoa ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội của chúng ta. Tùy thuộc vào việc bạn đã mang theo được bao nhiêu tuần mà việc nạo phá thai được thực hiện bằng cách uống thuốc hay thủ thuật ngoại khoa.

Dù sử dụng biện pháp phá thai nào cũng sẽ để lại di chứng tâm lý đến người phụ nữ, chưa kể tới những biến chứng để lại sau này.

Nạo phá thai không giống với sảy thai, ở đó thai kỳ kết thúc mà không phải do can thiệp y tế.

Có nhiều lý do vì sao một phụ nữ phải chọn cách phá thai. Quyết định phá thai là một lựa chọn cá nhân sâu sắc và trong nhiều trường hợp, đây là một quyết định rất khó thực hiện.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nạo phá thai

Những triệu chứng của phụ nữ sau khi nạo phá thai:

Triệu chứng thường gặp: 

  • Ra máu kèm cơ tử cung;
  • Người xanh xao, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Triệu chứng bất thường:

  • Bị sốt kèm theo ớn lạnh;
  • Cơn đau bụng ngày càng tăng lên;
  • Ra máu nhiều và kéo dài, lượng máu ra không có dấu hiệu giảm;
  • Khí hư tiết ra có mùi hôi, khó chịu;
  • Tiểu buốt, vùng kín ngứa rát.

Biến chứng có thể gặp khi nạo phá thai

Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Vì vậy, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ.

Trên thực tế, nạo phá thai luôn để lại những hậu quả khó lường cho người mẹ. Một số biến chứng của việc nạo phá thai:

  • Thai còn sót lại dẫn xuất huyết, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng;
  • Sót nhau gây rong huyết, không thể co cổ tử cung;
  • Tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung;
  • Thủng tử cung, rách cổ tử cung, dính buồng tử cung;
  • Nhiễm trùng tử cung, âm đạo,… xảy ra khi kỹ thuật vô trùng không cẩn thận, gây sốt, tử cung đau,…
  • Tổn thương cơ quan sinh dục;
  • Rối loạn kinh nguyệt;
  • Rối loạn ăn uống, cảm thấy chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc thèm ăn vô độ dẫn đến béo phì;
  • Mắc bệnh trầm cảm, cảm thấy tội lỗi, mặc cảm, tự ti;
  • Vô sinh (20% những trường hợp vô sinh xuất phát từ nạo phá thai trước đó).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người.

Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Nạo phá thai

Thông thường, nạo phá thai là do việc mang thai ngoài ý muốn. Tình trạng mang thai ngoài ý muốn này chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Đang trong độ tuổi còn đi học;
  • Dùng biện pháp tránh thai không đảm bảo. Chẳng hạn như bao cao su kém chất lượng, thuốc tránh thai kém hiệu quả,…
  • Bị cưỡng bức;
  • Gái mại dâm mang thai ngoài ý muốn khi quan hệ tình dục với khách;
  • Chưa có kế hoạch sinh con,…

Ngoài ra, một số ít là thai nhi không phát triển hoặc gặp trở ngại trong quá trình mang thai nên bắt buộc phải kết thúc thai kỳ sớm, bao gồm:

  • Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v.
  • Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh Song thai dính nhau, thai có nguy cơ bị ung thư bẩm sinh, mắc hội chứng Down,…
  • Thai nhi không có tim thai, mang thai ngoài tử cung hoặc thai trứng,…

Quan điểm nạo phá thai hiện nay

Nạo phá thai là một thủ thuật y tế phức tạp, có thể gây ra rất nhiều hậu quả phức tạp. Những hậu quả này thường không lường trước được đồng thời có thể ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội.

Nhiều chị em phụ nữ cứ nghĩ rằng việc nào phá thai thường đơn giản và nhanh chóng. Chính vì quan điểm sai lầm như vậy mà một số trường hợp thường chỉ đến những cơ sở y tế không uy tín để tiến hành quá trình chấm dứt thai kỳ. Việc này thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Do đó, người phụ nữ nếu muốn nạo phá thai hãy đến những có sở y tế uy tín để được tư vấn kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định đúng đắn.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Nạo phá thai?

Tất cả các phương pháp nạo phá thai đều xảy ra do không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả/ sai cách các biện pháp tránh thai an toàn. Các đối tượng có nguy cơ nạo phá thai cao:

  • Mang thai ngoài ý muốn;
  • Bị cưỡng hiếp;
  • Đang trong độ tuổi đi học;
  • Thai phụ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu sinh con;
  • Thai nhi được chẩn đoán dị tật bẩm sinh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Nạo phá thai?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nạo phá thai, bao gồm:

  • Sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
  • Điều kiện kinh tế khi mang thai ngoài ý muốn.
  • Quan điểm xã hội, tôn giáo,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp và xét nghiệm cần thiết trước khi Nạo phá thai

Nếu bạn thật sự muốn chấm dứt thai kỳ, hãy đến cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt. Để tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng và tư vấn cho bạn.

Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm trước khi nạo phá thai. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Siêu âm thai để có thể xác định chính xác của tuổi thai;
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu;
  • Khám phụ khoa để điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm;
  • Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác để sàng lọc bệnh lý tim mạch như điện tâm đồ,…

Phương pháp Nạo phá thai an toàn 

Tùy vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách uống thuốc hay thủ thuật ngoại khoa.

Nạo phá thai bằng thuốc

Hiện nay, Việt Nam có 2 nhóm thuốc được dùng để phá thai:

  • Nhóm thuốc cạnh tranh với sự gắn kết của Progesterone.
  • Nhóm thuốc phá thai có Prostaglandin.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc để kết thúc chu kỳ thai:

  • Thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng);
  • Thai đã vào bên trong tử cung của người mẹ;
  • Sức khỏe của người mẹ đảm bảo, không bị mắc các bệnh lý về nội khoa, phụ khoa như tim mạch, huyết áp;
  • Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng;
  • Nếu gặp những vấn đề gì sau khi sử dụng thuốc thì nên thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nạo phá thai bằng thủ thuật y tế

Quá trình nạo thai được tiến hành trong phòng thủ thuật chuyên khoa, được vô trùng một cách kỹ càng nhất.

  • Bác sĩ sẽ mặc quần áo đã được thanh trùng, rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước, đội mũ, đeo khẩu trang y tế, dụng cụ y tế đảm bảo vô trùng;
  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn phẫu thuật, mở rộng 2 chân, phía trên âm đạo phủ một lớp vải đã vô trùng;
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích, vị trí tử cung và các vấn đề liên quan khác;
  • Dùng banh y tế để mở rộng âm đạo, để lộ cổ tử cung;
  • Vệ sinh sạch sẽ cổ tử cung, tử cung, dịch tiết âm đạo;
  • Kẹp môi trước hoặc môi sau cổ tử cung bằng dụng cụ kẹp cổ tử cung;
  • Dùng dụng cụ thăm dò để đưa sâu vào cổ tử cung;
  • Dùng banh y tế để mở rộng cổ tử cung;
  • Nạo vét sạch phôi thai và đưa ra khỏi tử cung;
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chắc chắn đã thực hiện nạo thai an toàn và vệ sinh lại vùng kín.

Sau khi hoàn thành bước nạo thai, bạn cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe từ 30 phút đến 1 giờ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những lưu ý sau khi Nạo phá thai 

  • Không quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày;
  • Không nên làm việc nặng;
  • Hạn chế vận động nhiều như chạy nhảy, bơi lội,…
  • Ăn uống đủ chất để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Chú ý ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng sau nạo thai;
  • Không nên ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ;
  • Hạn chế các thức uống có cồn;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Giữ tinh thần tốt, không nên quá lo âu, căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường sau khi nạo phá thai.

Phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn

Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ;
  • Thuốc uống tránh thai: Rosepire, Rigevidon, Newlevo,…
  • Thuốc tiêm tránh thai: NET-EN, DMPA, Cyclofem và Mesigyna,…
  • Thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon);

Trước khi muốn có con, phụ nữ nên khám tiền sản để phòng tránh các bệnh, dị tật thai nhi để tránh việc nạo phá thai ngoài ý muốn.

Nguồn tham khảo

https://www.healthdirect.gov.au/abortion

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *