Nguyên nhân viêm tinh hoàn phái nam cần cảnh giác

Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân viêm tinh hoàn, dấu hiệu đặc trưng thông qua bài viết dưới đây để phòng tránh và kịp thời điều trị nhé!

Xem nhanh

1. Viêm tinh hoàn do vi khuẩn
2. Viêm tinh hoàn do virus
3. Viêm tinh hoàn do sang chấn tinh hoàn
4. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn
5. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
  • Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
  • Các xét nghiệm bệnh viêm tinh hoàn
  • Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm gây ra sưng, đau ở một hoặc hai tinh hoàn nhưng hầu như các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên tinh hoàn. Các triệu chứng bệnh viêm tinh hoàn bao gồm:

  • Đau căng khó chịu tinh hoàn (vùng bìu).
  • Đi tiểu đau buốt, xuất hiện mủ từ niệu đạo.
  • Xuất tinh đau đớn.
  • Bìu sưng to.
  • Xuất hiện máu trong tinh dịch.
  • Sưng hạch bạch huyết ở bẹn.
  • Bạn có thể xuất hiện cơn sốt, buồn nôn,..

1Viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tinh hoàn và thường do nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) như bệnh lậu, chlamydia gây ra.

Bên cạnh đó, viêm mào tinh hoàn do tình trạng nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang lan đến mào tinh hoàn (ống nối tinh hoàn với ống dẫn tinh và chứa tinh trùng) có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn

Viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn

2Viêm tinh hoàn do virus

Một “gương mặt quen thuộc” trong làng virus gây ra bệnh quai bị ở trẻ em có thể dẫn đến viêm tinh hoàn và thường phát triển từ 4 đến 10 ngày sau khi các tuyến nước bọt sưng lên phát bệnh quai bị.

Nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy gần một phần ba nam giới mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy sẽ phát triển thành viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn do virus

Viêm tinh hoàn do virus

3Viêm tinh hoàn do sang chấn tinh hoàn

Sang chấn tinh hoàn có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, đó là những chấn thương xảy ra ở bộ phận sinh dục và tinh hoàn do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như:

  • Quan hệ tình dục quá mức gây tổn thương tinh hoàn.
  • Tai nạn giao thông (di chuyển bằng phương tiện xe đạp, xe gắn máy,…).
  • Tự bóp tinh hoàn (thường xảy ra ở người tâm thần hoặc không tự chủ hành vi, ý thức).
  • Chấn thương khi chơi các môn thể thao.
  • Hẹp niệu đạo (có sẹo bên trong đường tiết niệu, u niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt).
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu không chữa trị dứt điểm.
  • Đã phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu.

Tai nạn, chấn thương xảy ra ở bộ phận sinh dục hoặc tinh hoàn có thể dẫn đến viêm tinh hoàn

Tai nạn, chấn thương xảy ra ở bộ phận sinh dục hoặc tinh hoàn có thể dẫn đến viêm tinh hoàn

4Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn

  • Trên 45 tuổi: Do u xơ tuyến tiền liệt hay viêm đường tiết niệu.
  • Người chưa được tiêm chủng ngừa bệnh quai bị.
  • Sử dụng lâu dài ống thông tiểu.
  • Bất thường ở đường tiết niệu bẩm sinh đã có từ khi sinh.
  • Quan hệ với người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia,… không dùng bao cao su.
  • Bản thân đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Có nhiều bạn tình.

Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm tinh hoàn

Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm tinh hoàn

4Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi bạn thuộc diện có nhiều yếu tố nguy cơ, nghi ngờ hay cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng của viêm tinh hoàn đã kể trên như đi tiểu đau buốt, có mủ, xuất tinh đau đớn, bìu sưng to,… bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bạn nên gặp bác sĩ thăm khám kịp thời

Bạn nên gặp bác sĩ thăm khám kịp thời

Các xét nghiệm bệnh viêm tinh hoàn

Sàng lọc STIs (Các bệnh lây truyền qua đường tình dục): Là xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu và chlamydia được thực hiện khi bạn xuất hiện “dịch bất thường” từ niệu đạo bằng cách dùng gạc đưa vào thấm dịch và đem kiểm tra.

Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu sẽ được đựng trong cốc nhỏ và đưa cho các kỹ thuật viên kiểm tra.

Siêu âm: Giúp kiểm tra hai yếu tố:

  • Một là lưu lượng máu đến tinh hoàn có thấp hơn không.
  • Hai là kiểm tra các tình trạng xoắn, cao bất thường của tinh hoàn để chẩn đoán viêm tinh hoàn.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm tinh hoàn

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ (Khoa Hiếm muộn), Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện FV (Khám tại khoa tiết niệu và Nam khoa),…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện đại học y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Thanh Nhàn,…
Xem thêm:

  • 3 bệnh cực nguy hiểm chỉ xuất hiện ở nam giới mà bạn nên biết
  • 8 cách giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà bạn nên biết

​​​

Viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng sinh sản ở phái mạnh. Bài viết trên giúp bạn nắm được nguyên nhân viêm tinh hoàn để có biện pháp phòng tránh. Chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Medlineplus.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *