Phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả

Loãng xương là bệnh thường gặp đối với những người thiếu hụt canxi hoặc Vitamin D, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Điều trị loãng xương thực chất không hề khó, nếu cải thiện chế độ ăn và tập luyện phù hợp.

Xem nhanh

1. Bổ sung canxi và Vitamin D
2. Duy trì thói quen tập luyện, vận động, tăng sức cơ
3. Lối sống lành mạnh

Bổ sung canxi và Vitamin D

Canxi

Bổ sung canxi điều trị loãng xương

Người bệnh loãng xương cần được cung cấp đầy đủ canxi (ít nhất 1000 mg/ngày) thông qua chế độ dinh dưỡng và uống thuốc bổ sung, nếu cần.

Nhu cầu canxi tối ưu tùy thuộc vào lứa tuổi và giới tính. Đối với nam giới từ 50 đến 70 tuổi, nên bổ sung khoảng 1000 mg/ngày, đối với nam giới trên 70 tuổi là khoảng 1200 mg/ngày. Trên 50 tuổi, nữ giới cũng lần lượng canxi là 1200 mg/ngày.

Tuy nhiên, không nên bổ sung canxi quá 1500 mg/ngày vì có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận.

Vitamin D

Bổ sung vitamin D điều trị loãng xương

Cần cung cấp đủ vitamin D để đạt nồng độ thích hợp trong máu là 30 – 60 ng/ml.

Nguồn cung cấp Vitamin D chủ yếu là từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm và chế phẩm bổ sung như Vitamin D2, D3, Calcitriol (dẫn chất chuyển hóa của Vitamin D, chủ yếu dùng cho người lớn tuổi, suy thận mạn tính)… Người lớn trên 50 tuổi nên bổ sung lượng Vitamin D là 800 – 1000 IU/ngày.

Duy trì thói quen tập luyện, vận động, tăng sức cơ

Tập luyện, vận đông, tăng sức cơ để điều trị loãng xương

Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp tăng cường sức khỏe, giữ thăng bằng tốt, giảm nguy cơ té ngã, gãy xương. Các hoạt động có thể tập luyện dành cho mọi lứa tuổi như đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, khiêu vũ, aerobic, yoga, các môn thể thao…

Lưu ý: Luôn đảm bảo an toàn tại nơi ở, nơi làm việc, phòng tránh té ngã.

Lối sống lành mạnh

Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia. Bệnh nhân nữ nghiện thuốc lá có cân nặng thấp hơn, mãn kinh tự nhiên sớm, có thể làm giáng hóa estrogen ngoại sinh nhanh làm tăng nguy cơ gãy xương.

Sử dụng nhiều rượu bia khiến tinh thần kém minh mẫn, tỉnh táo, dễ té ngã và dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, béo phì, thận…

Nhìn chung, bệnh loãng xương không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến các nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng việc đi lại, gây đau nhức… Do đó, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để đạt hiệu quả cao.

Nguồn tham khảo: benhvienthanhmau.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *