Rụng tóc ở nam giới do đâu? 11 nguyên nhân rụng tóc ở nam

1Di truyền

Tình trạng hói đầu ở nam giới có xu hướng di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người thân, đặc biệt là cha mẹ bị rụng tóc hoặc hói đầu thì nhiều khả năng con cái cũng bị.

Tùy thuộc vào tiền sử gia đình, vấn đề hói đầu ở nam giới có thể bắt đầu từ sớm, ngay ở tuổi thiếu niên. Khi đó, tóc bắt đầu có xu hướng mỏng dần đi và có thể trở nên mềm, mịn và ngắn hơn, cuối cùng là không mọc nữa gây ra tình trạng hói đầu.

Bên cạnh đó, hói đầu chủ yếu gặp ở nam giới, ít khi xuất hiện ở nữ giới. Tình trạng hói đầu khiến người nam dễ bị mặc cảm, tự ti.

Do đó, để cải thiện tình trạng này, nam giới cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh, sử dụng các loại dầu gội dược liệu dịu nhẹ thay vì các loại dầu gội gây kích ứng, hại cho tóc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tầm soát từ sớm tại các cơ sở y tế. [1]

Tình trạng hói đầu khiến người nam dễ bị mặc cảm, tự ti

Tình trạng hói đầu khiến người nam dễ bị mặc cảm, tự ti

2Mất cân bằng nội tiết

Testosterone là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển ở nam giới, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Hormone này giúp cho giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp, biệt hóa cơ quan sinh dục và hình thành các đặc điểm sinh dục ở nam giới,…

Trong cơ thể, testosterone có thể bị chuyển đổi thành dihydrotestosterone (DHT) là một dạng ít hữu ích hơn. DHT là hormone sinh dục tồn tại trong tuyến thượng thận, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và đặc biệt là có phân bố ở nang tóc.

Ở thai nhi, DHT có vai trò kích thích phát triển dương vật và tuyến tiền liệt. Tuy nhiên ở nam giới, khi nồng độ DHT tăng cao sẽ tấn công và làm các nang tóc co lại, có thể khiến tóc mỏng đi hay thậm chí là rụng. Có thể nói rằng DHT là thủ phạm chính gây ra tình trạng rụng tóc ở nam giới khi có sự mất cân bằng nội tiết.

Rụng tóc, hói đầu có thể xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên

Rụng tóc, hói đầu có thể xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên

3Hệ thống miễn dịch của cơ thể

Ngoài các dấu hiệu đặc trưng của suy yếu miễn dịch, rụng tóc từng vùng cũng là một báo hiệu cho tình trạng miễn dịch của cơ thể đang bị suy yếu. Điều này khiến tóc rụng thành từng mảng tròn trên da đầu.

Người bị rụng tóc lúc này không có cảm giác đau đớn hay bệnh tật liên quan và tình trạng rụng tóc này không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Đối với vấn đề này, tóc của bệnh nhân có thể mọc trở lại nếu được điều trị kịp thời, tuy nhiên, tình trạng rụng tóc vẫn tiếp diễn sau đó.

Một số bệnh lý suy giảm miễn dịch gây suy yếu chân tóc và rụng tóc như:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS.
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh ung thư.
  • Bệnh tự miễn,…

Rụng tóc từng vùng báo hiệu cho tình trạng miễn dịch của cơ thể đang bị suy yếu

Rụng tóc từng vùng báo hiệu cho tình trạng miễn dịch của cơ thể đang bị suy yếu

4Nhiễm trùng

Nhiễm trùng da đầu và đặc biệt là nhiễm nấm da đầu là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến rụng tóc ở nam giới. Các bệnh lý về da liễu như hắc lào, tổ đỉa, vảy nến,… có thể là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu của bệnh nhân.

Những bệnh lý này có thể tạo ra các mảng vảy trên da đầu gây suy yếu nang tóc và chân tóc tại vị trí tổn thương, từ đó dẫn đến rụng tóc hay thậm chí gây ra tình trạng hói da đầu.

Ngoài ra, tình trạng hói đầu sẽ càng diễn tiến trầm trọng hơn nữa khi vấn đề nhiễm trùng phát triển rộng khắp cơ thể,điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, ký sinh trùng còn xâm nhập và gây hại cho da và các phần phụ của da như tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, nang lông,… [2]

Nhiễm trùng da đầu là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến rụng tóc

Nhiễm trùng da đầu là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến rụng tóc

5Áp lực căng thẳng

Khi áp lực hay stress, căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể của bệnh nhân có thể bị suy nhược nghiêm trọng khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, từ đó hoạt động kém hiệu quả đi, khả năng bảo vệ chân tóc cũng bị suy giảm. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng tóc rụng kéo dài.

Bên cạnh đó, khi bệnh nhân gặp phải những vấn đề như giảm cân đột ngột hoặc quá mức trong thời gian ngắn, gặp phải cú sốc nghiêm trọng về tinh thần hay thể chất, trải qua một cuộc phẫu thuật lớn hoặc thậm chí là sốt và cúm cũng có thể gây rụng tóc kéo dài vài tháng. [3]

Căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rụng tóc

Căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rụng tóc

6Sử dụng thuốc

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc sử dụng hoặc lạm dụng một số thuốc có thể gây ra tình trạng rụng tóc ở nam giới. Một số loại thuốc gây rụng tóc như:

  • Thuốc chống đông như heparin, các dẫn xuất coumarin,… khi được sử dụng với liều cao sẽ gây ra tình trạng rụng tóc.
  • Thuốc điều trị ung thư: gây ra tình trạng rụng tóc sau khoảng 4 đến 8 tuần điều trị do chống lại khả năng phân chia và tăng sinh của tế bào, trong đó có nang tóc.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: đây là tác dụng thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc này. Trong trường hợp này, tóc sẽ mọc trở lại một khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc.
  • Thuốc chống trầm cảm: khi bệnh nhân sử dụng thuốc trầm cảm, tình trạng căng thẳng và suy nhược của bệnh nhân kết hợp với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.
  • Lạm dụng vitamin A: khi cơ thể sử dụng quá nhiều vitamin A với liều lượng cao, tình trạng dư thừa vitamin A sẽ khiến cơ thể không có khả năng hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng gây nên sự rối loạn hoạt động trao đổi chất, từ đó dẫn đến rụng tóc.

Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nam giới

Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nam giới

7Phẫu thuật hoặc bệnh tật

Khi bệnh nhân vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn hoặc đang trong giai đoạn hồi phục sau một căn bệnh nặng nề và nghiêm trọng, tình trạng rụng tóc xảy ra là điều hoàn toàn bình thường.

Triệu chứng này có thể xuất hiện và kéo dài vài tuần sau đó. Đây là một phản ứng của cơ thể đáp ứng lại tình trạng bệnh tật, khi sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện thì tóc sẽ có khả năng mọc trở lại.

Trong trường hợp cơ thể bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn mà vấn đề rụng tóc vẫn còn tái diễn và kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, tầm soát và điều trị kịp thời, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể sự tự ti, mặc cảm.

Rụng tóc có thể xảy ra sau khi bệnh nhân trải qua một cuộc phẫu thuật lớn

Rụng tóc có thể xảy ra sau khi bệnh nhân trải qua một cuộc phẫu thuật lớn

8Các vấn đề về tuyến giáp

Ngoài những nguyên nhân gây rụng tóc ở trên thì bệnh lý tuyến giáp được xem là nguyên nhân nổi bật và thường gặp nhất. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đa dạng trên cơ thể, từ việc tăng cân, thay đổi tâm trạng, tính tình đến vấn đề suy nhược cơ thể, trong đó có tình trạng rụng tóc.

Bệnh nhân cường giáp hoặc suy giáp thường bị rụng tóc là do quá trình chuyển đổi testosterone thành DHT xảy ra quá nhanh, ngay cả ở bệnh nhân đang điều trị bệnh tuyến giáp.

Tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân tuyến giáp có thể không quá rõ ràng, đôi khi chỉ là dấu hiệu tóc mỏng hơn và yếu đi chứ không gây rụng tóc rầm rộ. Rụng tóc do bệnh lý tuyến giáp thường chỉ là tạm thời và tóc có thể mọc trở lại khi bệnh được điều trị cải thiện. [3]

Bệnh lý tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc

Bệnh lý tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc

9Hóa chất gây tổn thương da đầu

Các loại hóa chất có trong dầu gội như: Natri Lauryl Sulfate, Natri Laureth Sulfate, Natri clorua, Propylene Glycol, Diethanolamine (DEA) hay chất tạo mùi hương đều có thể khiến bạn bị rụng tóc, đặc biệt là ở những đối tượng có cơ địa dị ứng.

Cơ chế gây rụng tóc ở các hóa chất này là do chúng có thể phá hủy keratin, một thành phần đóng vai trò quan trọng giúp làm trơn, mềm mại và mượt tóc, phục hồi tóc hư tổn bằng cách giữ ẩm cho tóc. Sự xâm nhập và phá hủy của các hóa chất này dẫn đến tóc bị khô và dễ gãy rụng.

Do đó, để hạn chế tình trạng rụng tóc thì bạn nên ưu tiên sử dụng các loại dầu gội ngăn ngừa rụng tóc dịu nhẹ, không kích ứng, phù hợp với bản thân. [1]

Một số loại dầu gội kém chất lượng có thể gây rụng tóc nghiêm trọng

Một số loại dầu gội kém chất lượng có thể gây rụng tóc nghiêm trọng

10Cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc

Để cho tóc được bóng, chắc khỏe và không gãy rụng thì ngoài sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc thì chúng ta cần phải chăm sóc tóc từ bên trong bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các dưỡng chất có thể kể đến như: vitamin A, sắt, kẽm, axit béo, omega 3,… Các chất này giúp bổ sung, tăng cường độ ẩm cho mái tóc, từ đó hạn chế được tình trạng rụng tóc.

Việc thiếu đi các dưỡng chất quan trọng này rất dễ khiến da đầu bị hư tổn, tóc không được chắc khỏe, dễ gãy rụng và vấn đề rụng tóc sẽ càng ngày trầm trọng hơn. [1]

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt

11Gội đầu thường xuyên bằng nước nóng

Thường xuyên gội đầu với nước nóng làm mất chất nhờn tự nhiên của da đầu. Từ đó khiến tóc dễ bị khô, cứng, hư tổn các thành phần của tóc và việc tổn thương phần chân tóc sẽ khiến tóc bị rụng đi.

Bên cạnh đó, nước nóng còn khiến da đầu bị khô, dễ bị kích ứng, xuất hiện nhiều gàu và gây ngứa. Do đó, để giảm bớt tình trạng rụng tóc do gội đầu bằng nước nóng, bạn hãy nên gội đầu với nước có nhiệt độ vừa phải, tránh mức nhiệt quá cao. [2]

Gội đầu thường xuyên bằng nước nóng có thể khiến tóc mất đi chất nhờn tự nhiên

Gội đầu thường xuyên bằng nước nóng có thể khiến tóc mất đi chất nhờn tự nhiên

12Cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở nam giới

Để khắc phục tình trạng rụng tóc chúng ta có thể sử dụng một vái cách như sau: [4]

  • Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin H,…
  • Sử dụng dầu gội không chứa các chất gây tổn thương tóc.
  • Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh tác động không tốt tới tóc.
  • Gội đầu đúng cách và không nên sử dụng nước nóng để gội đầu.

Gội đầu đúng cách sẽ giúp tóc chắc khỏe và không bị hư tổn

Gội đầu đúng cách sẽ giúp tóc chắc khỏe và không bị hư tổn

13Khi nào nên gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi bạn mắc phải các triệu chứng sau đây thì nên đi khám tại các tuyến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Da đầu hư tổn, bị bong tróc hay viêm nhiễm nặng, chảy máu,…
  • Tóc rụng thường xuyên thành từng cục.
  • Xuất hiện các vết bớt trên da đầu do rụng tóc từng mảng.

Khi tóc rụng nhiều và kèm theo bong tróc da đầu thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay

Khi tóc rụng nhiều và kèm theo bong tróc da đầu thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay

Chẩn đoán

Để chẩn đoán được tình trạng rụng tóc và nguyên nhân gây ra vấn đề này, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân là chính bằng cách quan sát các tổn thương tại chân tóc và xem xét mức độ chắc khỏe, bóng mượt của tóc. [5]

Đồng thời, bác sĩ còn chỉ định một số xét nghiệm để phục vụ quá trình chẩn đoán và điều trị như:

  • Test kéo tóc: đánh giá độ chắc khỏe của tóc.
  • Khám da đầu bằng đèn Wood: phát hiện nấm da đầu dưới ánh sáng huỳnh quang.
  • Sinh thiết da đầu: xét nghiệm để quan sát đánh giá cấu trúc vi thể của da đầu.
  • Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện một số xét nghiệm thường quy như: công thức máusinh hóa máu,…

Để chẩn đoán rụng tóc, bác sĩ thường quan sát trực tiếp vùng tóc rụng của bệnh nhân

Để chẩn đoán rụng tóc, bác sĩ thường quan sát trực tiếp vùng tóc rụng của bệnh nhân

Các bệnh viện uy tín chuyên khoa da liễu

  • TP. HCM: Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da liễu trung ương, Bệnh viện Da liễu Hà Nội,…

Bệnh viện Bạch Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Xem thêm:

  • 7 cách chữa rụng tóc đơn giản ngay tại nhà
  • Gội đầu đúng cách để không còn nỗi lo rụng tóc
  • Thực hư chuyện Biotin có tác dụng ngăn rụng tóc

Như vậy, việc chăm sóc tóc một cách chu đáo là vô cùng cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng cơ thể và chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ đến nhiều người biết hơn nhé!

Nguồn tham khảo
  • Understanding Hair Loss: The Basicshttps://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/understanding-hair-loss-basics
  • What Causes Hair Loss in Men?https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/men-hair-loss-causes
  • The Common Causes of Excessive Hair Loss in Menhttps://www.verywellhealth.com/what-causes-excessive-hair-loss-in-men-2328430
  • 17 Ways to Stimulate Hair Growth for Men in 2023https://www.healthline.com/health/hair-loss-treatments-for-men
  • How to Prevent Hair Loss: In Men and Women, After Pregnancy, During Chemo, And At-Home Remedieshttps://www.healthline.com/health/how-to-prevent-hair-loss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *