Sưng môi là gì? Nguyên nhân và cách xử trí.

Là tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc sự tích tụ chất lỏng dưới da môi, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu sưng môi do phù mạch, sưng đồng thời ở hầu họng và/hoặc đường hô hấp dưới thì có thể gây tử vong. Sưng môi có thể là tình trạng cấp hoặc mãn tính. Sưng môi cấp tính có thể do dị ứng, phù mạch, thuốc. Sưng môi mãn tính có thể do viêm môi u hạt, bệnh Crohn hoặc Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal…

Tìm hiểu chung

Sưng môi là gì?

Môi bị sưng là do tình trạng viêm tiềm ẩn hoặc sự tích tụ chất lỏng dưới da môi. Nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi, từ các tình trạng da nhẹ đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Bài viết sau đây có thể giúp bạn hình dung một số nguyên nhân, các triệu chứng bổ sung và khi nào bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sưng môi

Sưng môi tự phát (tức là không do ung thư) thường không đau. Có thể có hoặc không kèm theo ngứa. Viêm môi đôi khi gây sưng môi, người bệnh thường cảm thấy đau.

Bản thân sưng môi không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sưng môi do phù mạch , kèm theo sưng ở hầu họng và/ hoặc đường hô hấp dưới có thể gây tử vong.

Sưng môi có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Sưng môi cấp tính 

Một số trường hợp sưng môi cấp tính là:

  • Phản ứng dị ứng (ví dụ: Với thực phẩm, thuốc, son môi, chất kích ứng trong không khí, niken).
  • Các yếu tố môi trường (ví dụ: Thời tiết lạnh và khô, cháy nắng).
  • Phù mạch di truyền.
  • Nguyên nhân do tác dụng không mong muốn của thuốc (không phải dị ứng). Ví dụ: Thuốc tim mạch nhóm ức chế chuyển hóa angiotensin, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, một số loại thuốc tiêu sợi huyết).

Sưng môi mãn tính

Một số trường hợp sưng môi mãn tính là:

  • Chứng to (thường có các đặc điểm trên khuôn mặt thô và/hoặc lưỡi to ra).
  • Suy giáp (thường có bọng mặt và/hoặc lưỡi to).
  • Nguyên nhân hiếm gặp của sưng môi mãn tính bao gồm tiếp xúc liên tục với chất gây dị ứng không nghi ngờ, u hạt viêm môi và bệnh Crohn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến sưng môi

Có nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu toàn thân. Sau đây là một số nguyên nhân gây sưng môi:

Phản vệ

Phản vệ là một phản ứng nặng xảy ra đột ngột có thể gây sưng môi và có thể gây tử vong. Bất kỳ loại dị ứng nào cũng có thể gây ra sốc phản vệ, nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc hơn nửa giờ sau khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Đôi khi nó được gọi là sốc phản vệ vì nó khiến hệ thống miễn dịch của bạn tràn ngập cơ thể với các hóa chất có thể khiến bạn bị sốc.

Các triệu chứng khác của sốc phản vệ bao gồm:

  • Huyết áp thấp.
  • Thắt chặt đường thở.
  • Sưng lưỡi và cổ họng.
  • Ngất xỉu.
  • Mạch yếu và nhanh.

Dị ứng là phản ứng của cơ thể bạn với một số chất. Khi bạn phơi nhiễm với tác nhân mà bạn bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamine. Sự phóng thích histamine có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng thường gặp, chẳng hạn như hắt hơi, ngứa da và viêm. Tình trạng viêm này có thể làm môi bạn bị sưng. Sau đây là một số loại dị ứng đều có thể khiến môi bạn bị sưng tấy:

  • Dị ứng môi trường.
  • Dị ứng thực phẩm.
  • Côn trùng cắn hoặc đốt.
  • Dị ứng thuốc.

Theo ACAAI (American College of Allergy, Asthma and Immunology), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng thuốc là kháng sinh penicillin, gây dị ứng cho khoảng 10 phần trăm người bệnh. Các thuốc khác cũng có thể là tác nhân gây dị ứng như các loại kháng sinh khác (cephalosporin, quinolon…), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống co giật. Một số bệnh nhân đang điều trị ung thư cũng dị ứng với các loại thuốc hóa trị.

Phù mạch

Đây là một tình trạng ngắn hạn gây sưng tấy sâu dưới da của bạn. Nó có thể được gây ra bởi dị ứng, phản ứng không dị ứng với thuốc hoặc do di truyền. Sự sưng tấy có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng nó phổ biến nhất ở môi hoặc mắt. Các triệu chứng phù mạch thường kéo dài trong 1 đến 2 ngày.

Chấn thương

Các chấn thương trên mặt, đặc biệt là xung quanh vùng miệng hoặc hàm, có thể gây sưng môi.

Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng quá mẫn chậm có thể khiến bạn bị sưng môi nhưng không gây đau.

Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là rối loạn thần kinh hiếm gặp, có thể gây sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nó liên quan đến các cặp sinh đôi và có tính gia đình.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ sưng môi?

Người có cơ địa/tiền sử dị ứng có nhiều nguy cơ bị sưng môi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sưng môi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sưng môi, bao gồm: Tiếp xúc lặp lại với tác nhân nghi ngờ hoặc khẳng định gây dị ứng trước đây.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sưng môi

Bác sĩ thường thăm khám và hỏi tiền sử kĩ càng. Việc khai thác tiền sử dị ứng hoặc tiền sử sử dụng thuốc chi tiết có thể hỗ trợ nhiều cho việc chẩn đoán.

Bước đầu tiên trong đánh giá là đánh giá sự thông thoáng của đường thở. Nếu cần thiết thì thiết lập và kiểm soát đường thở. Điều tra chẩn đoán tập trung vào các nguy cơ phơi nhiễm tiềm ẩn và các bệnh tiềm ẩn.

Điều trị bao gồm loại bỏ các tác nhân đã xác định gây sưng môi và điều trị nguyên nhân. Thuốc bôi chứa corticosteroid có thể được sử dụng cho trường hợp sưng môi do dị ứng, tuy nhiên cần được bác sĩ kê đơn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ mô môi thừa mãn tính có thể có lợi về mặt thẩm mỹ.

Phương pháp điều trị sưng môi hiệu quả

Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Khi một tác nhân có thể được xác định và loại bỏ, môi thường trở lại bình thường.

Nếu nhận thấy có dấu hiệu phản vệ như đã mô tả ở trên, bạn cần đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ tiêm adrenalin ngay lập tức cho bạn trước khi tiến hành cấp cứu.

Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nặng, cách trị sưng môi cho trường hợp này là bạn có thể dùng thuốc kháng histamine đường tiêm hoặc uống. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám để được bác sĩ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên sau khi dùng thuốc chứa penicillin, hãy ngừng thuốc ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nếu môi bị sưng do vết thương, bạn hãy vệ sinh vùng bị thương và cầm máu bằng vải sạch hoặc băng. Chườm túi đá lạnh lên vùng bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng nhanh và hiệu quả.

Những vết thương trên môi thường thì có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng vẫn có những trường hợp bạn cần gặp bác sĩ. Một số trường hợp cần đi khám là: Vết thương lớn, vết thương do động vật cắn, vết thương đau đớn nhiều không giảm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng…

Phù mạch thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu nguyên nhân của phù mạch là dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để cải thiện triệu chứng. Nếu do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm kiếm phương pháp điều trị khác hoặc thay thế thuốc.

Cách chữa môi bị sưng cho cả hai tình trạng trên là thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sưng môi

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị như khó thở, mệt mỏi.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Tránh các thực phẩm, thuốc, tác nhân khác gây dị ứng với mình.

Nếu đã từng bị dị ứng với thực phẩm, bạn cần tìm hiểu hoặc đọc kỹ thành phần món ăn/thức uống khi mua đồ ăn làm sẵn hoặc khi đi ăn bên ngoài để tránh nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với tiền sử dị ứng của mình.

Nếu từng bị dị ứng với thuốc, bạn cần lưu lại tên thuốc đó hoặc giữ thẻ cảnh báo dị ứng do cơ sở y tế cấp. Tốt nhất là bạn thông báo cho bác sĩ khi nhập viện hoặc bất cứ khi nào cần điều trị bằng thuốc để có kế hoạch sử dụng thuốc an toàn.

Phương pháp phòng ngừa sưng môi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tránh các thực phẩm, thuốc, tác nhân khác gây dị ứng với mình.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/swollen-lips#_noHeaderPrefixedContent
  2. https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/lip-and-tongue-disorders/lip-swelling

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngâ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *