Trầm cảm sau sinh là gì? dấu hiệu, phòng ngừa và cách điều trị

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là sự thay đổi phức tạp về thể chất, cảm xúc và hành vi mà các bậc cha mẹ gặp phải sau sinh và thường xảy ra hơn ở phụ nữ. Bệnh rất phổ biến trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Theo khảo sát, cứ mỗi 10 phụ nữ sau sinh thì 1 người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ trầm cảm sau sinh. Không chỉ vợ, cả người chồng cũng bị những ảnh hưởng tương tự.

Trầm cảm sau sinh khiến cho cả tinh thần và thể chất kiệt sức

Trầm cảm sau sinh khiến cho cả tinh thần và thể chất kiệt sức

2Các loại trầm cảm sau sinh thường gặp

Chứng “baby blues”

Chứng baby blues hầu như rất phổ biến, khoảng 70% phụ nữ sau sinh đã trải qua triệu chứng này. Tâm trạng của bạn có thể thay đổi một cách đột ngột, có thể cảm thấy rất hạnh phúc rồi cảm thấy rất buồn. Bạn có thể khóc chẳng vì lý do gì hoặc bạn có thể cảm thấy thèm ăn, khó ngủ, sầu nãocáu gắtlo lắng.

Tình trạng này thường kéo dài từ một vài giờ đến 1 – 2 tuần sau sinh. Đối với “baby blues”, bạn có thể không cần đến những sự hỗ trợ về mặt y tế. Tuy nhiên, bạn có thể tham gia trò chuyện trao đổi với những người thân xung quanh hay các bà mẹ bỉm sữa giảm bớt triệu chứng.

Chứng baby blue gặp ở phụ nữ sau sinh

Chứng “baby blue gặp” ở phụ nữ sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD)

Sinh con đầu lòng hay con thứ thì khả năng mắc PPD đều có thể. Tương tự như “baby blues” nhưng những cảm xúc này sẽ dữ dội hơn và kéo dài hơn. Có thể từ vài tuần đầu sau sinh, hoặc có thể bắt đầu sớm hơn – khi mang thai, hoặc muộn hơn đến 1 năm sau sinh.

PPD sẽ ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé và xử lý các công việc của bạn. Để tránh trường hợp các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để sàng lọc triệu chứng, tư vấn và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nghiêm trọng. Bệnh xảy ra nhanh chóng trong 3 tháng đầu sau khi sinh nở. Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh có thể rất nghiêm trọng:

  • Rối loạn giấc ngủ, không ngủ được.
  • Tức giận.
  • Ảo tưởng và ảo giác (ảo giác thị giác, ảo giác thính giác).
  • Dễ kích động và năng lượng quá mức.
  • Có những suy nghĩ ám ảnh về em bé.
  • Cố làm hại bản thân hoặc em bé.

Rối loạn tâm thần sau sinh có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động không lường trước được, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé nên cần phải có phương án điều trị thích hợp ngay lập tức

Rối loạn tâm thần sau sinh ở phụ nữ

Rối loạn tâm thần sau sinh ở phụ nữ

3Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Thông thường trầm cảm sau sinh không có các dấu hiệu đặc trưng nên rất khó phát hiện. Sau đây là những triệu chứng dễ thấy bạn có thể quan sát:

  • Luôn tự cảm thấy buồn bã, biểu hiện như cảm giác trống rỗngtuyệt vọng.
  • Giảm hứng thú với các hoạt động hằng ngày.
  • Sụt cân hay tăng cân đáng kể (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng dù không ăn kiêng để giảm cân hay ăn theo chế độ tăng cân).
  • Thèm ăn hoặc ăn quá ít so với bình thường.
  • Mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
  • Rối loạn tâm thần vận động.
  • Mệt mỏi, cảm thấy cạn kiệt năng lượng.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, mất phương hướng.
  • Giảm khả năng tư duy/tập trung, không thể quyết định được điều gì.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chếtcó ý định tự tử nhiều lần mà không có cách thức cụ thể.

Dầu hiệu của trầm cảm sau sinh

Dầu hiệu của trầm cảm sau sinh

4Nguyên nhân

  • Sự thay đổi hormone: Sự sụt giảm mạnh mẽ của estrogen và progesterone sau khi sinh con đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra trầm cảm sau sinh. Các hormone khác được sản xuất bởi tuyến giáp của bạn cũng có thể giảm mạnh và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp và chán nản.
  • Thiếu ngủ: Khi bạn bị thiếu ngủ và choáng ngợp, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề hằng ngày.
  • Sự lo lắng: Bạn có thể lo lắng về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh và nhiều lo lắng quá mức khác.
  • Tự ti bản thân: Bạn có thể cảm thấy bản thân kém hấp dẫn hoặc cảm thấy rằng bạn đã mất kiểm soát cuộc sống của mình.
  • Sống một mình.
  • Có tiền sử trầm cảm.
  • Biến chứng của quá trình mang thai: sinh non, thuyên tắc ối, vỡ tử cung hay nhiễm trùng hậu sản có thể gây nên vết thương tâm lý cho những người mới lần đầu mang thai.
  • Làm mẹ đơn thân hoặc mang thai khi dưới 20 tuổi.
  • Ít sự quan tâm hay giúp đỡ từ những người xung quanh hoặc gia đình trong quá trình mang thai và chăm sóc con.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

5Biến chứng của bệnh

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể làm suy yếu khả năng gắn kết với em bé của bạn và ảnh hưởng đến cả gia đình:

  • Đối với bản thân: Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, thậm chí biến thành một rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi điều trị, trầm cảm sau sinh có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm trong tương lai.
  • Đối với người chồng: Khi một người mẹ mới bị trầm cảm, người cha có thể bị trầm cảm kéo theo.
  • Đối với em bé: Con của các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc ngủ và ăn uống, khóc nhiều hơn bình thường và có thể bị chậm nói.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến gia đình bạn

6Cách chẩn đoán trầm cảm sau sinh

  • Thực hiện sàng lọc trầm cảm: Các chuyên gia y tế có thể thực hiện sàng lọc trầm cảm hoặc hỏi bạn một loạt các câu hỏi như: bạn cảm thấy thế nào, bạn cảm thấy thế nào về con mình hay bạn chăm sóc đứa bé thế nào. Hãy trả lời những câu hỏi đó một cách trung thực nhất để các bác sĩ có thể đưa ra được kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn. Các bác sĩ có thể giúp phân biệt xem cảm xúc của bạn là bình thường hay đó là triệu chứng của trầm cảm sau sinh.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ của bạn có thể cho bạn làm xét nghiệm máu vì trầm cảm sau sinh có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nhiều tình trạng tuyến giáp.

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Sau khi sinh con, bạn thấy bản thân có những triệu chứng, dấu hiệu của những loại trầm cảm sau sinh kể trên, đặc biệt là những dấu hiệu của bệnh rối loạn tâm thần sau sinh thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tâm lý để được sàng lọc, tư vấn và từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Các triệu chứng và hậu quả của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời.

Các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý/ tâm thần

Khi có các dấu hiệu nêu trên, bạn có thể đến bất kỳ phòng khám, tư vấn về tâm lý, tâm thần hoặc các bệnh viện đa khoa lớn để kịp thời thăm khám và chữa trị.

Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần uy tín và nổi tiếng.

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Bạch Mai – Viện sức khỏe Tâm thần,…
  • Tại Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…

8Những lầm tưởng về chứng trầm cảm sau khi sinh

Tuy trầm cảm sau sinh khá là phổ biến nhưng bên cạnh chúng vẫn còn tồn tại những hiểu nhầm không đáng có:

  • Trầm cảm sau sinh không nghiêm trọng như các loại trầm cảm khác: Thực tế, trầm cảm sau sinh cũng là một bệnh lý rất nghiêm trọng. Những trường hợp bệnh nhân mắc trầm cảm không được điều trị kịp thời có thể tự làm đau chính mình, con mình thậm chí là từ bỏ cuộc sống.
  • Trầm cảm sau sinh hoàn toàn do thay đổi nội tiết tố: Có rất nguyên nhân có thể gây ra trầm cảm sau sinh, thay đổi nội tiết tố của cơ thể chỉ là một trong số đó.
  • Trầm cảm sau sinh sẽ hết nhanh: Không giống như “baby blues” trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng, nếu không được điều trị thì có thể trở thành vấn đề tâm lý lâu dài.
  • Trầm cảm sau sinh chỉ ảnh hưởng đến người phụ nữ: Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể xảy ra với những người mới làm cha, đặc biệt là những người có tiền sử trầm cảm, hoặc đang gặp phải trong cuộc sống có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.

9Các phương pháp điều trị

Các loại điều trị phổ biến cho trầm cảm sau sinh là:

  • Tâm lý trị liệu: Bạn sẽ nói chuyện với nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm lý để tìm hiểu các liệu pháp để giúp bạn thay đổi những suy nghĩ đã ảnh hưởng đến bạn và khiến bạn trầm cảm.
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc khác nhau cho trầm cảm sau sinh. Tất cả chúng phải được kê đơn bởi bác sĩ của bạn. Loại phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và một số thuốc có thể được sử dụng trong quá trình cho con bú.
  • Liệu pháp điện âm: Điều này có thể được sử dụng trong các trường hợp cực đoan để điều trị trầm cảm sau sinh.

Các phương pháp điều trị

10Các biện pháp hạn chế, phòng ngừa trầm cảm sau sinh

  • Người thân, đặc biệt là các người chồng nên dành thời gian chăm sóc, lắng nghe tâm tư và chia sẻ việc nhà cũng như việc chăm con đối với người phụ nữ.
  • Chị em phụ nữ thì nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm sóc cho bản thân và hoạt động bên ngoài như đi mua sắm hay xem phim. Bạn cũng có thể dành thời gian cho các cuộc gặp gỡ, hội họp với bạn bè của mình.
  • Đừng để bản thân bị cô lập: Hãy dành thời gian nói chuyện với gia đình và bạn bè của bạn về cảm giác của bạn. Học hỏi kinh nghiệm chăm giữ trẻ từ các bà mẹ khác.
  • Yêu cầu giúp đỡ: Hãy mở lời với những người thân của bạn và cho họ biết bạn cần được giúp đỡ. Nhờ những người thân trông con giúp bạn nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện, hãy tìm đến các dịch vụ chăm sóc trẻ. Những người chăm trẻ này có thể để cải thiện giấc ngủ của em bé và làm dịu sự quấy khóc.

 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những người thân xung quanh hãy hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé để giảm thiểu tối đa khả năng mắc bệnh ở các sản phụ, đặc biệt là khi sinh con đầu lòng. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của mình bạn nhé!

Nguồn: Mayoclinic, WebMD, NHS, Cleverlandclinic, Womenshealth

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *