U lympho là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u lympho

U lympho là một bệnh của hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết (tuyến bạch huyết), lá lách, tuyến ức và tủy xương. U lympho có thể ảnh hưởng đến tất cả các khu vực đó cũng như các cơ quan khác trên toàn cơ thể.

Tìm hiểu chung

lympho là gì?

Hệ thống bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Hệ thống bạch huyết bao gồm lá lách, tuyến ức, các hạch bạch huyết và các kênh bạch huyết, cũng như amidan và adenoids.

Có những loại u lympho sau:

  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
  • U lympho tế bào B ở da.
  • U lympho tế bào T ở da.
  • Ung thư hạch Hodgkin (bệnh Hodgkin).
  • Non-Hodgkin lymphoma.
  • Waldenstrom macroglobulinemia.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u lympho

  • Sưng hạch bạch huyết không đau ở cổ, nách hoặc bẹn;
  • Mệt mỏi dai dẳng;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Hụt hơi;
  • Giảm cân không giải thích được;
  • Da ngứa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến u lympho

Chưa rõ nguyên nhân gây ra u lympho. Tuy nhiên cơ chế được cho là đột biến di truyền.

U lympho thường bắt đầu khi tế bào bạch cầu (tế bào lympho) có đột biến di truyền. Đột biến tế bào nhân lên nhanh chóng, làm cho nhiều tế bào lympho bị bệnh tiếp tục nhân lên.

Các tế bào bị đột biến vẫn tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết. Điều này gây ra quá nhiều tế bào lympho bị bệnh và hoạt động kém hiệu quả trong các hạch bạch huyết và khiến các hạch bạch huyết, lá lách và gan sưng lên.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải u lympho?

Người lớn tuổi và là nam giới thường có nguy cơ bị u lympho hơn nữ giới. Ở độ tuổi 60 trở lên đối với bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Từ 15 đến 40 hoặc trên 55 tuổi đối với ung thư hạch Hodgkin.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải u lympho

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc U lympho, bao gồm:

  • Dùng thuốc gây nghiện, chất kích thích.
  • Nhiễm Epstein-Barr virus and Helicobacter pylori.
  • Có hệ thống miễn dịch kém do HIV/ AIDS, cấy ghép nội tạng hoặc sinh ra đã mắc bệnh miễn dịch.
  • Mắc bệnh hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren, lupus hoặc bệnh celiac.
  • Đã bị nhiễm vi rút như Epstein-Barr, viêm gan C, hoặc ung thư bạch cầu tế bào T ở người/ung thư hạch (HTLV-1).
  • Có người thân bị ung thư hạch.
  • Tiếp xúc với benzen hoặc hóa chất diệt bọ và cỏ dại.
  • Đã từng được điều trị ung thư hạch Hodgkin hoặc không Hodgkin trong quá khứ.
  • Đã được điều trị ung thư bằng bức xạ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u lympho

Khám lâm sàng

Kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng, bao gồm ở cổ, dưới cánh tay và bẹn, cũng như lá lách hoặc gan bị sưng.

Sinh thiết

Sinh thiết hạch bạch huyết để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm nâng cao có thể xác định xem có tế bào ung thư hạch hay không và những loại tế bào nào có liên quan.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp thường quy trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh, giúp xác định số lượng tế bào ung thư hoặc các chỉ dấu ung thư.

Sinh thiết tủy xương

Thủ tục chọc hút và sinh thiết tủy xương để tìm tế bào ung thư hạch.

Các xét nghiệm hình ảnh 

Xét nghiệm hình ảnh để tìm các dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết ở các vùng khác trên cơ thể. Các xét nghiệm có thể bao gồm CT, MRI và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Phương pháp điều trị u lympho hiệu quả

Phương pháp điều trị ung thư hạch phù hợp tùy thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể. Mục tiêu của việc điều trị là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt và đưa bệnh thuyên giảm.

Phương pháp điều trị ung thư hạch bao gồm:

Giám sát chủ động

Một số dạng ung thư hạch phát triển rất chậm nên có thể quyết định chờ đợi để điều trị ung thư hạch cho đến khi nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cản trở các hoạt động hàng ngày.

Hóa trị liệu

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh, chẳng hạn như tế bào ung thư. Thuốc thường được dùng qua tĩnh mạch, nhưng cũng có thể được dùng dưới dạng viên uống.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm năng lượng công suất cao, chẳng hạn như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Cấy ghép tủy xương

Cấy ghép tủy xương, còn được gọi là cấy ghép tế bào gốc, bao gồm việc sử dụng liều cao hóa trị và xạ trị để ngăn chặn tủy xương. Sau đó, các tế bào gốc từ tủy xương khỏe mạnh từ cơ thể hoặc từ một người hiến tặng sẽ được truyền vào máu, nơi chúng di chuyển đến xương và xây dựng lại tủy xương.

Các phương pháp điều trị khác

Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị ung thư hạch bao gồm các loại thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào các đột biến gen của tế bào ung thư. Thuốc điều trị miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư. Một phương pháp điều trị chuyên biệt được gọi là liệu pháp tế bào thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR) -T lấy các tế bào T chống lại mầm bệnh của cơ thể, thiết kế chúng để chống lại ung thư và truyền chúng trở lại cơ thể.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u lympho

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

Phương pháp phòng ngừa u lympho hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Vì bệnh này không thể phòng ngừa được nên tầm soát bằng cách khám sức khỏe định kỳ hoặc khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Nguồn tham khảo
  1. Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lymphoma/symptoms-causes/syc-20352638
  2. Webmd: https://www.webmd.com/cancer/lymphoma/lymphoma-cancer

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *